3.1 Thực trạng phát triển ngành Logisctic sở Việt Nam
3.1.3. Sự phát triển của các công nghệ Big Data, Cloud Computing và Mobile
Computing tại Việt Nam
3.1.3.1. Big Data
Giành được sự quan tâm của các nhà khoa học công nghệ trên thế giới từ giữa thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, song phải đến 1-2 năm gần đây tại Việt Nam, đặc biệt là thông qua Hội nghị ACM Đa Phương tiện 2012, một hội nghị hàng đầu về lĩnh vực đa phương tiện, mới
83
chính thức đề cập về Big Data (Dữ liệu lớn). Ngay sau đó, khái niệm này cũng được giới thiệu rộng rãi hơn qua các bài viết của Giáo sư Hồ Tú Bảo trên trang Tia Sáng, hay lời tuyên bố của Chủ tịch HĐQT Tập đồn FPT, ơng Trương Gia Bình về việc xác định Big Data, một trong ba mái chèo trong dòng chảy công nghệ mà FPT sẽ tham gia vào, đã khiến cho giới công nghệ cũng như doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về cơng nghệ tiên tiến này.
Theo ơng Lê Đình Duy, Tiến sĩ Cơng nghệ tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, để phát triển Big Data tại Việt Nam địi hỏi phải có một hệ thống CNTT đủ mạnh để xử lý nguồn thông tin khổng lồ, song tại các trường đại học Việt Nam hiện chưa có khả năng đáp ứng nổi. Hiện tại chỉ có ở các cơng ty như FPT, VCCorp hay CoopMart Big Data mới có đủ cơ sở để thực hiện vì lượng giao dịch của họ rất lớn. Cũng theo ơng Lê Đình Duy, phịng Thí nghiệm Đa Phương tiện tại trường Đại học CNTT với sự đầu tư của trường Đại học Quốc gia sẽ tham gia vào các dự án Big Data để vừa phục vụ cho đào tạo, vừa hỗ trợ nghiên cứu. Ngồi khu vực nghiên cứu chun sâu về cơng nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam, theo thông tin từ cơng ty IBM, đã bắt đầu có suy nghĩ nghiêm túc về dữ liệu lớn, như Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam với việc lựa chọn hệ thống đĩa lưu trữ tầm trung IBM Storwize V7000 để tăng cường khả năng lưu trữ, xử lý và quản lý nguồn dữ liệu ngày càng gia tăng. Còn Ngân hàng Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam xây dựng một trung tâm dữ liệu dạng mơ-đun theo tiêu chuẩn quốc tế để đón xu hướng dữ liệu lớn.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp CEO Forum 2013, bên cạnh tự đầu tư, xu hướng mua dữ liệu, outsourcing nhiệm vụ các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ. Đây là xu thế có lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa chi phí đầu tư và tận dụng triệt để nguồn dữ liệu đã được phân tích. Tại Việt Nam, những cơng ty di dộng lớn và có chiến lược hiệu quả như MobiFone có đủ khả năng cung cấp dịch vụ Big Data, nhờ nền tảng thông tin phát triển nhanh và việc đầu tư thiết bị và cơ sở hạ tầng vững chắc.
84
Có thể thấy công nghệ Big Data đang được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao bởi tiềm năng cũng như hiệu quả phát triển đối với hoạt động của doanh nghiệp, song vấn đề về chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng và cơng nghệ phân tích dữ liệu vẫn là một bài tốn khó chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nếu muốn tiếp cận công nghệ mới này.
3.1.3.2. Cloud Computing
Trong những năm gần đây, điện toán đám mây được nhắc đến khá thường xuyên và là giải pháp ứng dụng công nghệ được ưa chuộng bởi nhiều doanh nghiệp cho vấn đề lưu trữ dữ liệu. Được biết đến lần đầu vào năm 2007, nhưng phải đến 2010, điện tốn đám mây mới có bước tiến vượt bậc tại Việt Nam.
Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam: “Điện tốn đám mây khơng còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ điện tốn đám mây của IBM”. Tiếp đến, điện tốn đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi khi FPT - nhà cơng nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong cơng nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á - Trend Micro để hợp tác phát triển "đám mây" ở châu Á. Đặc biệt, hội thảo “Journey to the cloud” (Hành trình tới cơng nghệ điện toán đám mây) với châm ngôn “New ways to do new things” là chủ đề hội thảo do Microsoft tổ chức ngày 02/03/2011 tại Hà Nội, đã thu hút sự tham dự của hơn 300 chuyên gia IT và các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Tuy vậy, tiếp theo sau hội thảo ngày 02/03, “Vietnam Cloud Computing Day 2011” (Ngày Điện toán đám mây Việt Nam 2011) diễn ra ngày 09/03 tại Hà Nội cũng đưa ra nhận định: mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, đây chính
85
là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.
Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.
Một tín hiệu vui cho sự phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam là hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều đã có hiểu biết cơ bản về đám mây và có kế hoạch sử dụng trong vịng 2 năm tới. Theo kết quả của nghiên cứu được công bố ở VIO 2013 nêu trên:
3% tổ chức, doanh nghiệp cho biết khơng có kế hoạch triển khai dịch vụ đám mây. 25% đang tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nhưng chưa có kế hoạch sử dụng.
8% sẽ sử dụng dịch vụ đám mây sau 6 tháng. 39% đang sử dụng dịch vụ đám mây.
19% đang sử dụng dịch vụ đám mây và sẽ gia tăng việc sử dụng.
Đáng chú ý là việc Viettel đang thử nghiệm cung cấp dịch vụ Cloud VPS - một dịch vụ điện tốn đám mây cơng cộng ở mức hạ tầng cơ bản. Cùng tham gia mảng thị trường này với Viettel là VDC – doanh nghiệp đang cung cấp 2 dịch vụ gồm Managed Backup (quản lí dự phịng sao lưu dữ liệu) và IaaS (dịch vụ web cung cấp các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng và phần mềm qua một mơ hình dịch vụ tự phục vụ tự động).
Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng đám mây tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; khách hàng thiếu niềm tin đối với nhà cung cấp dịch vụ đám mây về cam kết chất lượng dịch vụ, bảo mật thơng tin; chi chí đầu tư cho hạ tầng đám mây cao trong khi quy mơ thị trường cịn nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước khó cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu; khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (ví dụ hạ tầng với ứng dụng) cịn yếu...
Đặc biệt, ông Chu Tiến Dũng nhấn mạnh thêm thách thức: "So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam gần như chưa có một sáng kiến, chương trình nào nhằm khuyến
86
khích phát triển thị trường hay ứng dụng đám mây (Malaysia có các sáng kiến dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty phát triển phần mềm nhằm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả)".
3.1.3.3. Mobile Computing
Mobile Computing đã được chú ý và phát triển từ rất lâu trên thế giới, song ở Việt Nam nó mới chỉ được biết đến gần đây, do có sự bùng phát mạnh mẽ của các thiết bị di động có kết nối mạng. Theo một điều của US Census Bureau, ITU, Facebook, đến tháng 1 năm 2014, tại Việt Nam có 20% tổng dân số đang sử dụng smartphone, 16% trong số đó là các thuê bao đăng ký 3G để truy cập Internet, và 18% tổng dân số sử dụng Internet để truy cập vào các mạng xã hội. Và các con số này sẽ tiếp tục còn tăng nữa trong vài tháng tới. Có thể nói đây là một địa hạt rộng mở và tiềm năng cho Mobile Computing phát triển. Tại Việt Nam, Mobile Computing không phải là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chung công nghệ ứng dụng trên thiết bị di động, mà các doanh nghiệp Việt Nam quen thuộc với thuật ngữ “Mobility” hơn. Ở Việt Nam, Mobility đã bắt đầu được triển khai trong lĩnh vực ngân hàng di động (mobile banking). Tuy nhiên, chúng ta cần những hệ điều hành hỗ trợ cho dịch vụ để bảo đảm bảo mật và tốc độ. Theo ông Nguyễn Tất Đắc, Giám đốc Trung tâm Điện toán di động của FPT Software, ở Việt Nam, những ngành phục vụ người tiêu dùng sẽ đi tiên phong trong việc ứng dụng Mobility, đơn cử như bán lẻ, ngân hàng, giáo dục… Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực thể hiện rõ nhất với dịch vụ mobile banking, tiếp đến là ngành bán lẻ với các website đã tương thích với nền tảng di động rất tốt. Về phía doanh nghiệp, FPT Software chính là đơn vị đầu tiên ưu tiên phát triển công nghệ di động và hệ thống hạ tầng CNTT của doanh nghiệp (Mobilization for enterprise). Hiện FPT Software đặt trọng tâm vào phát triển cho mảng doanh nghiệp – đưa những ứng dụng, hệ thống chạy trên PC lên điện thoại di động. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các ứng dụng công nghệ di động được cung cấp bởi Microsoft hay Google để giảm bớt thời gian và tài nguyên, khuyến khích nhân viên làm việc từ xa. Về cơ sở hạ tầng viễn thông di động, Đảng và Nhà nước đã có chiến lược phát triển cho đến năm 2020, trong đó “Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch
87
vụ chất lượng cao, đảm bảo an tồn thơng tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40 - 50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.
Có thể nói, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những bước đi để “di động hóa” tồn bộ nền kinh tế trong tương lai.