Tiềm năng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 88 - 90)

Với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ và những yêu cầu ngày một cao từ phía khách hàng, thơng tin và xử lý thơng tin về tất cả các khâu liên quan tới logistics đã trở thành những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Bước đầu ý thức được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xây dựng hệ thống LIS cho mình, nhưng hệ thống này hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí cịn chưa được xây dựng hồn chỉnh. Với bối cảnh các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Việt Nam, đây chính là giai đoạn đầy tiềm năng để chúng ta ứng dụng các công nghệ hiện đại, bao gồm Big Data, Cloud Computing, và Mobile Computing vào hoạt động logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh trước các đối thủ.

3.2.1. Công nghệ trong các hoạt động logistics liên quan tới vận tải và quản lý thông tin vận tải

Hoạt động logistics phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở các hoạt động truyền thống liên quan tới vận tải, kho bãi. Khả năng giám sát, thu thập và quản lý thông tin phương tiện vận tải cũng như tình trạng hàng hóa được vận chuyển cịn rất hạn chế.

Những nỗ lực đầu tiên của các chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển có thể kể đến việc quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) theo quy định tại thơng tư 14/2010/TT-BGTVT và thông tư 08/2011/TT-BGTVT của bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, ngay trong quá trình thực hiện chỉ đạo của bộ Giao thông Vận tải đã nảy sinh những khó khăn. Cụ thể, ngày 26/06/2012, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội đã có

88

cơng văn số 32/2012/HH-CV gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Hiệp hội Vận tải Việt Nam và Sở GTVT TP Hà Nội, nêu kiến nghị về việc một số doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, chủ yếu liên quan tới chất lượng phần cứng và sự thiếu đồng bộ trong các giải pháp phần mềm, dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng trong việc quản lý các phương tiện vận tải. Ở lĩnh vực này, như đã đề cập đến ở chương 2, các công nghệ Cloud Computing, Mobile Computing có thể giải quyết sự thiếu đồng bộ thơng tin, đảm bảo theo dõi vị trí phương tiện vận tải 24/24 và cập nhật theo thời gian thực tới trung tậm điều phối.

Thêm vào đó, việc áp dụng các công nghệ bao gồm Cloud Computing, Mobile Computing, hay Big Data sẽ giúp các doanh nghiệp thu thập thêm thông tin trên suốt quãng đường vận chuyển, bao gồm tình trạng phương tiện vận chuyển, tình trạng giao thông, để từ giúp tăng hiệu quả cho các quyết định liên quan tới xác định tuyến đường tối ưu, giảm thời gian lưu thơng trên đường, và giảm chi phí vận tải.

Một ứng dụng tiềm năng khác của một số công nghệ hiện đại trong hoạt động logistics là việc theo dõi các thơng tin liên quan tới tình trạng hàng hóa được vận chuyển. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam gần như mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi các phương tiện vận tải, việc theo dõi tình trạng hàng hóa vẫn chưa được thực sự quan tâm đúng mức trước yêu cầu ngày một cao của khách hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sớm nhận ra nhu cầu này của khách hàng để có những bước chuẩn bị hợp lý.

3.2.2. Công nghệ trong các hoạt động logistics liên quan tới quản lý kho hàng

Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian dự trữ nguyên vật liệu đầu vào chính cũng như sản phẩm đầu ra chính là 1-3 tháng, đây là một thời gian dự trữ khá cao khi so với mức trung bình của thế giới (Th.S Nguyễn Thị Bình, 2008). Thời gian dự trữ dài làm tăng thêm chi phí logistics, giảm vịng quay của vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh khái niệm JIT (Just In Time) đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc áp dụng các công nghệ, bao gồm Big Data, trong việc thu thập và phân tích và xử lý thơng tin, nhằm dự báo

89

nhu cầu thị trường, quản lý rủi ro chuỗi cung ứng sẽ sớm trở thành nhu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp.

Một ứng dụng tiềm năng khác của Cloud Computing và Mobile Computing trong quản lý kho hàng là cập nhật tình hình và tình trạng hàng hóa trong kho theo thời gian thực, tự động xử lý thông tin các đơn đặt hàng, đối chiếu và so sánh với thơng tin hàng hóa trong kho, đồng thời chuyển đổi thành danh sách thu gom với các đơn hàng hợp lệ được gửi thẳng tới nhân viên phụ trách kho hàng. Điều này giúp tối thiểu hóa sự phụ thuộc vào nhân lực và đảm bảo rằng tất cả các đơn hàng đều được hoàn thành đúng thời gian, đồng thời cắt giảm đáng kể chi phí vận hành kho hàng.

3.2.3. Công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ gia tăng cho khách hàng

Trước những yêu cầu ngày một cao của khách hàng, các doanh nghiệp logistics không chỉ cạnh tranh với nhau bằng chất lượng dịch vụ chính, mà cịn sử dụng đến cả các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó đặc biệt quan trọng là cung cấp cho khách hàng khả năng nhìn thấy và kiểm sốt đơn hàng. Đây là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình.

Thực tế, đây là một dịch vụ gia tăng được phát triển từ hệ thống theo dõi và giám sát hàng hóa của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng Cloud Computing và Mobile Computing. Với tình hình hiện tại cả các doanh nghiệp Việt Nam khi chưa xây dựng được cho mình một hệ thống theo dõi hàng hóa hồn chỉnh, sẽ rất khó để cạnh tranh được với các doanh nghiệp ngoại về dịch vụ này. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh này chắc chắn sẽ là một động lực lớn để doanh nghiệp Việt Nam sớm ứng dụng các cơng nghệ hiện đại, trong đó bao gồm Cloud Computing và Mobile Computing và hoạt động logistics của mình.

3.3. Một số đề xuất để đẩy nhanh việc áp dụng các CNTT hiện đại vào hoạt động logistics ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 88 - 90)