Tình hình phát triển

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 70 - 75)

3.1 Thực trạng phát triển ngành Logisctic sở Việt Nam

3.1.1.Tình hình phát triển

Hoạt động logistics cho tới nay vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam và chỉ mới bước đầu được quan tâm phát triển trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Nhờ sự tham gia ngày càng tích cực của Việt Nam vào các tổ chức thương mại quốc tế (WTO, ASEAN, APEC ...), hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư được tạo đà phát triển, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội cho ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Thực trạng phát triển của ngành logistics tại Việt Nam trong những năm gần đây có thể được khái qt hóa trong một số đặc điểm chính như sau:

 Thị trường logistics giàu tiềm năng

Nhu cầu về dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn chủ yếu dừng ở các hoạt động logistics truyền thống, tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là nhu cầu này khơng có giá trị lớn. Khoảng trên 80% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay được vận chuyển bằng đường biển, tạo nên nhu cầu rất lớn về vận tải và kho bãi.Theo báo cáo của Bộ Công thương, dịch vụ logistics ở Việt Nam năm 2006 đóng góp từ 15 đến 20% GDP, tương đương khoảng 8,6-11,1 tỷ USD. Đến năm 2013, với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trị quan trọng trong q trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam và cũng đã nhận được sự quan tâm phát triển của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Minh chứng là sự kiện lễ công bố bộ chỉ số ngành logistics diễn ra ngày 18/03/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển logistics tổ chức. Đây là lần đầu tiên ngành logistics tại Việt Nam có một bộ chỉ số riêng, đánh dấu những nền móng đầu tiên của công cuộc tạo dựng thông tin chuẩn cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

70

Một đặc điểm nổi bật của thị trường logistics Việt Nam là giá dịch vụ rẻ hơn tương đối so với một số nước khác, nhưng chất lượng chưa cao và phát triển chưa bền vững. Do đa số doanh nghiệp logistics có quy mơ nhỏ, thiếu kinh nghiệm và bề dày hoạt động, họ sử dụng giá như một cơng cụ cạnh trang chính, dẫn tới những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ khá manh mún, chụp giật và việc hạ giá dịch vụ để lôi kéo khách hàng trong khi chất lượng dịch vụ không rõ ràng đã tạo nên tiền lệ xấu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường logistics non trẻ của Việt Nam.

 Số lượng nhà cung cấp dịch vụ khá lớn nhưng chủ yếu có quy mơ vốn nhỏ và nguồn nhân lực chất lượng thấp

Ước tính vào năm 2007, tại Việt Nam có khoảng gần 1000 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics nhưng thực tế chỉ có khoảng hơn 800 doanh nghiệp cịn hoạt động, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam VIFFAS (từ năm 2010 đổi tên thành Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam VLA). Số vốn bình quân của các doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 1,5 tỷ đồng do phần lớn các doanh nghiệp (gần 80%) là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, trong khi các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần lớn có nguồn vốn dồi dào (vốn điều lệ gần 5 tỷ đồng), trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nguồn nhân lực chất lượng tượng đối cao lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 18%).

Tới năm 2013, tình hình này cũng chưa được chú trọng cải thiện. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistis, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải,... tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mơ vừa và nhỏ, vốn điều lệ bình quân dù đã tăng đáng kể, đạt từ 4-6 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%.

Việt Nam hiện đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi năm tăng 20-25%. Ông Trần Chí Dũng,

71

Trưởng Ban đào tạo Viện logistics Viết Nam (VIL), cho biết: "Khảo sát của Viện về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, thực trạng chung là 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên trong q trình cơng tác và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyện môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp".

 Năng lực về logistics của Việt Nam chưa cao

Theo nghiên cứu của viện Nomura - Nhật Bản, các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường logistics trong nước. Trong đó theo tính tốn mới nhất của cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Năm 2006 số cơng ty logistics nước ngồi hoạt động tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% số lượng doanh nghiệp logistics, cho đến năm 2013 số công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực logistics cũng chỉ là 25. Tuy nhiên, các công ty này lại chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics. Đây là hệ quả của việc doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực cạnh tranh và đánh mất lợi thế trên chính sân nhà. Từ những nguyên nhân khách quan như nền kinh tế chưa phát triển, thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, cơ sở hạ tầng và công nghệ chưa được kịp thời nâng cấp, thời gian hình thành và phát triển của ngành còn non trẻ, cho tới những nguyên nhân chủ quan như doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, nhân lực không được đào tạo bài bản, tư duy ngắn hạn: “mua CIF bán FOB” khiến cho đội tàu trong nước khơng được đầu tư phát triển, tất cả đều góp phần kìm hãm năng lực phát triển của ngành logistics, khiến cho doanh nghiệp logistics Việt Nam hoạt động tương đối trì trệ và chậm đổi mới.

Cho tới nay, các dịch vụ logistics phổ biến tại Việt Nam chủ yếu vẫn là các hoạt động logistics truyền thống như vận tải, kho bãi, giao nhận…, tức là doanh nghiệp chỉ tham gia vào một khâu nhỏ trong chuỗi cung ứng và không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận

72

hoạt động logistics theo nghĩa đầy đủ là quản lý các dòng chảy vật chất ra-vào doanh nghiệp xuyên suốt chuỗi cung ứng.

Một số công ty lớn hoạt động hiệu quả trong thị trường nội địa hiện nay như Vietnam Airlines, Vinatrans, Viconship… cũng chưa đủ năng lực tham gia thị trường logistics tồn cầu. Việt Nam cũng có cung ứng dịch vụ logistics ra thị trường thế giới nhưng cũng chỉ là làm thuê cho các đại lý logistics nước ngồi chứ chưa thực sự tự mình cung ứng, hoặc nếu có thì cũng chỉ giới hạn ở một số thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc chứ chưa vươn được xa hơn.

Trên bảng xếp hạng năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới, cả ba lần xếp hạng vào các năm 2007, 2009 và 2011 Việt Nam vẫn giữ vị trí 53/155. Tuy đây khơng phải một vị trí thấp nhưng việc khơng có sự tăng trưởng về thứ bậc trong suốt 5 năm cho thấy trình độ và tốc độ phát triển của Việt Nam về logistics so với các quốc gia khác là khá đình trệ. Trong tương quan với các quốc gia ASEAN, căn cứ theo tỷ trọng chi phí logistics trong GDP thì ASEAN có thể được chia thành 3 nhóm nước, gồm nhóm 1 (Singapore) có trình độ phát triển dịch vụ logistics cao nhất (nằm trong top đứng đầu thế giới), nhóm 2 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines) có trình độ phát triển dịch vụ logistics ở mức trung bình, nhóm 3 (Campuchia, Lào, Myanmar, Đơng Timo) có trình độ phát triển dịch vụ logistics thấp nhất (GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân & Phạm Mỹ Lệ, 2013). Theo kết quả của cuộc Khảo sát hiện trạng hoạt động logistics ở Việt Nam năm 2008 (Th.S Nguyễn Thị Bình, 2008), 42% doanh nghiệp Việt Nam có chi phí logistics chiếm 0-5% tổng doanh số bán ra, trên 50% doanh nghiệp có chi phí logistics chiếm trên 25% tổng doanh số bán ra.

73

Nguồn: Vài nét về thực trạng hoạt động Logsistics trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam

Tính trung bình thì chi phí logistics chiếm gần 25% doanh số bán ra của các doanh nghiệp, hay nói cách khác, Việt Nam có tỷ trọng chi phí logistics trong GDP lên tới 25%. Kết quả này cho thấy chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, cụ thể như ở Nhật chi phí trung bình là 5% (2006), Mỹ 8-9% (2006), Indonesia 14% (2006). Việt Nam do đó được xếp ở cuối nhóm 2, nghĩa là nước ta chỉ xếp hạng trung bình thấp trong khu vực về trình độ phát triển dịch vụ logistics. Chi phí logistics cao đã làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Cũng theo Khảo sát hiện trạng hoạt động logistics ở Việt Nam năm 2008, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có thời gian dự trữ đối với các sản phẩm chính vào khoảng 1-3 tháng.

Hình ảnh 3-1: Thời gian dự trữ trung bình đối với nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp

Hình ảnh 3-2: Thời gian dự trữ trung bình đối với sản phẩm đầu ra chính của doanh nghiệp 42% 7% 0% 33% 7% 4% 7% 0-5% 5-10% 10-15% 25-30% 35-40% 40-50% Trên 50%

74

Nguồn: Vài nét về thực trạng hoạt động Logsistics trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam

Theo kết quả khảo sát, 75% số doanh nghiệp được phỏng vấn có thời gian dự trữ đối với nguyên vật liệu đầu vào dài hơn 1 tháng và 72% doanh nghiệp có thời gian dự trữ sản phẩm đầu ra dài hơn 1 tháng. Trong đó, số lượng doanh nghiệp có thời gian dự trữ dài 1-3 tháng chiếm đa số. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài, địi hỏi chi phí kho bãi, vận chuyển cao và là một trong những nhân tố quan trọng gây gia tăng tổng chi phí logistics, làm giảm vịng quay của vốn và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 70 - 75)