Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 90 - 92)

90

Hạ tầng CNTT là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vững của hoạt động logistics. Đây cũng đồng thời là nền tảng cho việc áp dụng các CNTT hiện đại vào hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhà nước cần tiến hành triển khai, giám sát và đảm bảo hiệu quả của Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 246/2005/QĐ-TTg nhằm phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế xác hội nói chung và logistics nói riêng. Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cho hoạt động logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet, đặc biệt là phát triển các kết nối và giao tiếp không dây… Về lâu dài, Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích việc sử dụng CNTT trong logistics sao cho triển khai hiệu quả chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên mặt bằng chung và chuẩn hóa phù hợp với các nước trên thế giới (Đinh Thị Thanh Hoa, 2010), tạo tiền đề để ứng dụng các công nghệ tiếp sau.

Để phát triển hệ thống Internet, Chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh, phát triển hệ thống viễn thông theo chiều hướng hiện đại hóa, nâng cao công suất băng thông, tăng tốc độ đường truyền, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tham gia dây chuyền logistics triển khai hệ thống thông tin kiểm soát toàn bộ quá trình vận động của hàng hóa (Đinh Thị Thanh Hoa, 2010).

3.3.1.2. Chuẩn hóa công nghệ

Thực tế việc triển khai hệ thống thông tin logistics ở các doanh nghiệp vẫn được tiến hành gần như tự phát, thiếu sự liên kết, đồng bộ giữa các bên. Chính phủ cần thể hiện được vai trò của mình trong việc đưa ra các quy định về các chuẩn công nghệ liên quan tới cả phần cứng và phần mềm được sử dụng, nhằm tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như tạo thuận lợi cho quá trình Chính phủ kiểm tra kiểm soát chất lượng dịch vụ logistics do các doanh nghiệp này cung cấp.

Rút kinh nghiệm từ những khó khăn vướng mắc trong quá trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) theo quy định tại thông tư 14/2010/TT-BGTVT và thông tư 08/2011/TT-BGTVT của bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ cần phổ biến thông tin rộng

91

rãi với các doanh nghiệp logistics về các yêu cầu của chuẩn công nghệ được lắp đặt, đồng thời tăng cường giám sát, có biện pháp xử lý với những công ty logistics cũng như các nhà cung cấp giải pháp cố tình không tuân thủ hay lắp đặt các thiết bị không đạt chuẩn. Một chính sách khác Chính phủ có thể thực hiện để đẩy nhanh việc áp dụng các CNTT hiện đại vào hoạt động logistics là tạo sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với các doanh nghiệp vận hành hoạt động logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này triển khai và sử dụng các hệ thống thông tin, liên lạc, đặc biệt là khai thác tốt nhất các kết nối Internet không dây tốc độ cao.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 90 - 92)