3.3.2.1. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin logistics
Thực tế đã chứng minh, hệ thống thông tin đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của hoạt động logistics. Hệ thống này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động, mà còn tạo ra những lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ. Có hệ thống thông tin hiện đại, người kinh doanh logistics mới nắm chắc hành trình và tình trạng của hàng hóa, nguyên phụ liệu ra, vào, để kịp thời thông báo cho người sản xuất, phân phối, người nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sớm triển khai hoàn thiện hệ thống của mình, đặc biệt trong bối cảnh đang có ngày càng nhiều giải pháp đầu tư CNTT hiệu quả với chi phí thấp.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của hệ thống thông tin trong logistics. Việc đầu tư cho hệ thống này chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí chỉ được đầu tư với tâm lý đối phó trước các quy định bắt buộc của nhà nước. Điều này xuất phát một phần từ năng lực, trình độ, tầm nhìn của nhà quản lý, nhưng phần còn lại chính là tâm lý ngại rủi ro, bởi đầu tư cho hệ thống thông tin không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà là quá trình đôi khi có rủi ro cao, bởi vốn đầu tư ban đầu có thể tương đối lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhưng có lẽ rủi ro lớn nhất mà các nhà quản lý lo ngại chính là việc bản thân doanh nghiệp không tận dụng và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin này.
92
Nhân lực chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thành công và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin trong logistics của doanh nghiệp. Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu, chúng ta sẽ không có nổi một cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ đến từ những hãng vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta (Thuc trang va giai phap phat trien, trang 97). Với bản thân các doanh nghiệp, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là phải đào tạo, cập nhật những kiến thức về xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả mà hệ thống này mang lại. Việc đào tạo cần được tiến hành ở cả ba cấp độ cán bộ hoạch định chính sách, quản lý và nghiệp vụ cụ thể. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics của chúng ta vốn còn đang rất nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm.
93
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhiên cứu rút ra một số kết luận như sau:
Big Data, Cloud Computing, và Mobile Computing đều là những công nghệ hiện đại, đang dần trở thành một xu thế, hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng trong hoạt động logistics của các doanh nghiệp.
Qua những trường hợp ứng dụng cụ thể của các công nghệ này trong hoạt động logistics của doanh nghiệp trên thế giới, các công nghệ hiện đại đã chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc tăng cường hiệu quản lý, cắt giảm chi phí và thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro, và tăng cường dịch vụ gia tăng cho khách hàng. Tuy vậy, để tận dụng tối đa tiềm năng của những công nghệ này, bản thân doanh nghiệp cũng cần cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, khả năng và nhu cầu thực tế để từ đó đặt ra chiến lược áp dụng thực sự phù hợp. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý tới việc xây dựng hệ thống thông tin trong logistics nói chung, áp dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động logistics nói riêng. Tuy vậy, quá trình triển khai và vận hành còn chưa được tiến hành đồng bộ, bước đầu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu vận hành một hệ thống thông tin hiện đại, và sự bàng quan của một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng tiềm năng của những công nghệ này dẫn đến chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức.
Bản thân các công nghệ hiện đại cũng mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam thông qua các nguồn thông tin từ chính phủ, các buổi hội thảo của các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, với việc chính phủ đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển CNTT tại Việt Nam, cùng với sự phát triển hạ tầng về cả phần cứng và phần mềm, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội to lớn để triển khai các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistics. Với một lộ trình triển khai phù hợp, những công nghệ này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong khối doanh nghiệp nội địa, đồng thời giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam cải thiện nhanh chóng năng lực cạnh tranh nhanh, thích nghi với môi trường kinh doanh quốc tế, và trụ vững trước những yêu cầu khắc nghiệt của thị trường toàn cầu.
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aardvark event logistics (2012) Mitel Customer Case Study.
Amadeus IT Group, 2013. At the Big Data Crossroads: Turning towards a smarter travel
experience, New York: Amadeus IT Group.
Aviles, M. E., Rutner, P. & Dick, G., 2012. logistics Management: Opportunities in the
Cloud. Atlanta, s.n.
Baburajan, R., 2012. Fujitsu Bolsters Japanese logistics Industry with New SaaS-Based
Inventory Solutions. [Online]
Available at: http://outbound-call-center.tmcnet.com/topics/hosted-call-
center/articles/281914-fujitsu-bolsters-japanese-logistics-industry-with-new-saas.htm [Accessed 22 11 2013].
Buyya, R., Yeo, C. S. & Venugopal, S., 2008. Market-Oriented Cloud Computing:
Vision, Hype, and Reality for Delivering IT Services as Computing Utilities. s.l., IEEE
Computer Society.
China Railway: Making the move to cloud computing (2012) IBM Systems and
Technology.
Container and Pooling Solutions (CAPS) Success Story (2009) Joyent Customer Profile. DCS Transforms Lulu's logstics operation with Motorola mobile technology (2011)
Motorola Customer Profile.
DHL, 2013. Big Data in logistics: A DHL perspective on how to move beyond the hype, s.l.: s.n.
DHL, 2014. Cargo Tracking On The Go. [Online] Available at:
http://www.dhl.com/en/logistics/customer_resource_area/freight_tracking_and_applicatio ns/cargo_tracking_iphone_app.html#.U2Si2PmSx67
95
Đinh Thị Thanh Hoa, 2010. Xây dựng chiến lược phát triển logistics tại Việt Nam. Khóa
luận tốt nghiệp, pp. 1-94.
Đức Anh, 2012. Quản lý hậu cần: Thiếu trầm trọng nhân lực cao cấp tại Việt Nam. [Online]
Available at: http://dantri.com.vn/nghe-hot/quan-ly-hau-can-thieu-tram-trong-nhan-luc- cao-cap-tai-viet-nam-678077.htm
[Accessed 16/04/2014].
Foster, I., Yong, Z., Raicu, I. & Shiyong, L., 2008. Cloud Computing and Grid
Computing 360-Degree Compared. s.l., s.n.
Goswami, D., 2013. Advanced Research in Computer Science and Software Engineering, s.l.: s.n.
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân & Phạm Mỹ Lệ, 2013. Phát triển logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Phát triển và hội nhập, 18/01/2013, pp. 27-33.
Heimbeck, B., 2011. Cloud Computing: Think Globally, Leverage Locally. [Online] Available at: http://www.inboundlogistics.com/cms/article/cloud-computing-think- globally-leverage-locally/
[Accessed 16/11/2013].
Hermes Logisics Group uses moble computers from Motorola in its parcel shops and during the delivery of consignments (2009) Motorola Customer Profile.
Hugos, M. H., 2011. Essentials of Supply Chain Management. 3rd ed. s.l.:Wiley. Koudounas, V. & Iqbal, O., 1996. MOBILE COMPUTING: PAST, PRESENT AND
FUTURE. [Online]
Available at: http://www.doc.ic.ac.uk/~nd/surprise_96/journal/vol4/vk5/report.html [Accessed 21/12/2013].
McKinsey&Company, 2011. Big data: The next frontier for innovation, competition, and
96
Mell, P. M. & Grance, T., 2011. SP 800-145. The NIST Definition of Cloud Computing, s.l.: s.n.
Mentzer, J. T. et al., 2001. Defining Supply Chain Management. Journal of Business
logistics, 22(2), pp. 1-25.
Nagurney, A., 2008. Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices, Flows, and Profits. Journal of Regional Science, 48(3), pp. 3-16.
Okhrin, I. & Richter, K., 2007. Mobile Business in logistics, s.l.: s.n.
Oracle, 2013. Big Data Analytics: Advanced Analytics in Oracle Database, s.l.: Oracle. O'Reilly Radar Team, 2011. Big Data Now: Current Perspectives from O'Reilly Radar. 1st ed. s.l.:O'Reilly Media.
Popplewell, H. & Gardner, K., 2013. Cloud-Based Asset Management: Case Study. s.l., s.n.
Russom, P., 2011. Big Data Analytics, s.l.: TDWI Research.
SAS Corporation, 2013. Best Practices in SAS Data Management for Big Data, s.l.: SAS Corporation.
Sathi, A., 2012. Big Data Analytics: Disruptive Technologies for Changing the Game. 1st ed. s.l.:MC Press Online.
Th.S Nguyễn Thị Bình, 2008. Vài nét về thực trạng hoạt động logistics trong các doanh
nghiệp sản xuất của Việt Nam, s.l.: s.n.
Zimmerman, J. B., 1999. Mobile Computing: Characteristics, Business Benefits, and the