Tiềm năng ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 88 - 89)

Với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ và những yêu cầu ngày một cao từ phía khách hàng, thông tin và xử lý thông tin về tất cả các khâu liên quan tới logistics đã trở thành những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Bước đầu ý thức được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xây dựng hệ thống LIS cho mình, nhưng hệ thống này hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Với bối cảnh các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu xuất hiện và phát triển ở Việt Nam, đây chính là giai đoạn đầy tiềm năng để chúng ta ứng dụng các công nghệ hiện đại, bao gồm Big Data, Cloud Computing, và Mobile Computing vào hoạt động logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh trước các đối thủ.

3.2.1.Công nghệ trong các hoạt động logistics liên quan tới vận tải và quản lý thông

tin vận tải

Hoạt động logistics phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở các hoạt động truyền thống liên quan tới vận tải, kho bãi. Khả năng giám sát, thu thập và quản lý thông tin phương tiện vận tải cũng như tình trạng hàng hóa được vận chuyển còn rất hạn chế.

Những nỗ lực đầu tiên của các chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển có thể kể đến việc quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) theo quy định tại thông tư 14/2010/TT-BGTVT và thông tư 08/2011/TT-BGTVT của bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, ngay trong quá trình thực hiện chỉ đạo của bộ Giao thông Vận tải đã nảy sinh những khó khăn. Cụ thể, ngày 26/06/2012, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội đã có

88

công văn số 32/2012/HH-CV gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Hiệp hội Vận tải Việt Nam và Sở GTVT TP Hà Nội, nêu kiến nghị về việc một số doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, chủ yếu liên quan tới chất lượng phần cứng và sự thiếu đồng bộ trong các giải pháp phần mềm, dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng trong việc quản lý các phương tiện vận tải. Ở lĩnh vực này, như đã đề cập đến ở chương 2, các công nghệ Cloud Computing, Mobile Computing có thể giải quyết sự thiếu đồng bộ thông tin, đảm bảo theo dõi vị trí phương tiện vận tải 24/24 và cập nhật theo thời gian thực tới trung tậm điều phối.

Thêm vào đó, việc áp dụng các công nghệ bao gồm Cloud Computing, Mobile Computing, hay Big Data sẽ giúp các doanh nghiệp thu thập thêm thông tin trên suốt quãng đường vận chuyển, bao gồm tình trạng phương tiện vận chuyển, tình trạng giao thông, để từ giúp tăng hiệu quả cho các quyết định liên quan tới xác định tuyến đường tối ưu, giảm thời gian lưu thông trên đường, và giảm chi phí vận tải.

Một ứng dụng tiềm năng khác của một số công nghệ hiện đại trong hoạt động logistics là việc theo dõi các thông tin liên quan tới tình trạng hàng hóa được vận chuyển. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam gần như mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi các phương tiện vận tải, việc theo dõi tình trạng hàng hóa vẫn chưa được thực sự quan tâm đúng mức trước yêu cầu ngày một cao của khách hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sớm nhận ra nhu cầu này của khách hàng để có những bước chuẩn bị hợp lý.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 88 - 89)