Cân nhắc sự cần thiết của việc triển khai Mobile Computing vào hoạt động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 67 - 70)

2.2. Kinh nghiệm áp dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động logistics trên thế giớ

2.2.3.Cân nhắc sự cần thiết của việc triển khai Mobile Computing vào hoạt động

Đáp ứng được yêu cầu này, Cloud Computing sẽ mang lại lợi ích lớn cho hoạt động logistics, đặc biệt là hoạt động logistics quốc tế của các công ty.So với hoạt động logistics nội địa, logistics quốc tế yêu cầu rất nhiều bên tham gia, phối hợp với nhau một cách liền mạch để hồn thành cơng việc. Đa số các đơn hàng thường sẽ di chuyển qua nhiều hơn một lục địa hay đại dương. Theo nhiều cách khác nhau, logistics là sự tập hợp của một loạt các thông tin và yêu cầu cần được thực hiện phản ánh đặc điểm của đơn hàng. Trong suốt quá trình vận chuyển lơ hàng, các bên tham gia ln có nhu cầu lớn về trao đổi thơng tin, điều này lại gặp khó khăn do các rào cản do khác biệt về múi giờ, văn hóa, và ngơn ngữ. Cloud Computing chính là một giải pháp giúp đồng bộ hóa, giảm thiểu các khác biệt và rào cản này (Heimbeck, 2011).

2.2.3. Cân nhắc sự cần thiết của việc triển khai Mobile Computing vào hoạt động logistics logistics

logistics bao gồm nhiều hoạt động và quy trình trong và ngồi cơng ty, và khơng phải tồn bộ trong số đó đều thích hợp hay nhất thiết cần áp dụng Mobile Computing. Doanh nghiệp logistics tìm ra những quy trình làm việc có thể được cải thiện và tối ưu hóa với sự hỗ trợ của ứng dụng di động. Có 5 tiêu chí để xác định mức độ tương thích của quy trình logistics với Mobile Computing, bao gồm những khía cạnh như nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhu cầu thực hiện một hoạt động tại chỗ, tiềm năng nắm bắt dữ liệu không dây ...

67

Các tiêu chí càng liên quan tới hoạt động logistics thì ích lợi đạt được khi áp dụng giải pháp di động cho nó càng cao (Okhrin & Richter, 2007).

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa: Nếu hàng hóa hoặc tài sản (ví dụ như một chiếc xe tải) cần

phải được di chuyển từ một địa điểm này tới một địa điểm khác, điều đó làm nảy sinh nhu cầu truyền tải dữ liệu mới về vị trí hiện thời hoặc tình trạng hàng gửi tới mọi bên có liên quan. Công nghệ di động cho phép giữ liên lạc với phương tiện vận tải và xác định chính xác vị trí của nó.

Nhu cầu thao tác tại chỗ: Trong trường hợp một công việc cần được xử lý tại chỗ, lực

lượng thực địa hay lực lượng bán hàng có thể cần phải liên lạc với hệ thống tầng sau của công ty để nhận được tin tức, thông tin bổ sung hoặc báo cáo mức độ hoàn thành của nhiệm vụ. Trong nhiều trường hợp, kết nối khơng dây có thể là cách thức duy nhất để liên hệ với văn phòng trung tâm.

Tính cần thiết của việc truy cập dữ liệu mới theo thời gian thực: Khi dữ liệu mới được

hình thành ở đâu đó trong chuỗi cung ứng, việc các bên tiếp cận với nó một cách kịp thời và chính xác có thể rất quan trọng, đặc biệt đối với dữ liệu liên quan tới việc cập nhật tình trạng xử lý đơn đặt hàng hoặc thông báo giao hàng mới.

Tính cần thiết của việc nhập liệu không dây: Việc nhập dữ liệu không dây đóng vai trị

quyết định trong hệ thống quản lý kho hàng và phân phối. Bằng việc quét mã số định dạng của sản phẩm, ta có thể điều phối nó một cách nhanh chóng, chuẩn xác và rõ ràng tới địa điểm, quy trình cần thiết hoặc tới khách hàng. Theo đó, cơng nghệ RFID và máy quét mã vạch cho phép nâng cao hiệu quả và độ chính xác của quá trình tương ứng.

Tiềm năng về quy trình làm việc phi giấy tờ: Cơng việc giấy tờ từ lâu đã được biết tới với

rất nhiều sai sót, mất mát và thiếu chính xác, hơn nữa, nó thường bị ràng buộc với những thay đổi từ trung gian này sang trung gian khác. Đối lập với tất cả những hạn chế và phức tạp của việc thay đổi về định dạng đó, cơng nghệ di động đóng vai trị như một phương thức liên lạc và truyền tải dữ liệu độc nhất và đáng tin cậy.

Danh sách những tiêu chí này được xây dựng dựa trên việc phân tích khoảng 80 trường hợp nghiên cứu từ Internet và những tài liệu về sự triển khai thành công các công nghệ di

68

động trong logistics. Những nghiên cứu này bao gồm nhiều loại hình cơng ty, từ những công ty lớn như DHL, Dachser cho tới những nhà cung cấp nhỏ nhất, và đều xem xét tới khả năng triển khai công nghệ không dây vào mọi quy trình logistics (từ việc nhập lệnh bán hàng di động cho tới việc thu nhận không dây chữ ký khách hàng khi giao hàng hóa). Trong bảng dưới đây, các hoạt động logistics được xem xét liên quan tới những tiêu chí về tính tương thích kể trên.Dấu “x” có nghĩa là tiêu chí đó phù hợp với q trình tương ứng.Càng nhiều dấu “x” ứng với một quy trình thì ích lợi đạt được từ việc ứng dụng giải pháp di động với quy trình đó càng cao. Ở đây chỉ liệt kê những quy trình cơ bản của logistics mà đáng lẽ ra phải được chia nhỏ hơn nữa để xác định tính phù hợp của chúng với Mobile Computing. Ví dụ như quy trình xử lý đơn hàng có thể chia thành picking (thu thập) và packing (đóng gói). Một mặt, hoạt động picking có thể được gia tăng hiệu quả nhờ các thiết bị đầu cuối di động với khả năng nhập liệu không dây và tự động xác minh hàng hóa. Mặt khác, hoạt động packing lại khơng thể được tối ưu hóa nhiều nhờ các giải pháp di động bởi dù ứng dụng không dây nào được phát triển cho hoạt động này đi chăng nữa thì hàng hóa vẫn phải được đóng gói về mặt vật lý. Dĩ nhiên, việc tìm kiếm những tiềm năng của cơng nghệ di động chuyên phục vụ cho những quy trình logistics phù hợp với Mobile Computing là hoàn toàn hợp lý.

Bảng 2-1: Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động logistics với Mobile Computing

Quy trình logistics Tiêu chí đánh giá Vận chuyển hàng hóa Thao tác tại chỗ Truy cập theo thời gian thực Nhập liệu không dây Công tác phi giấy tờ Thu mua X X Quản lý kho hàng X X X Xử lý đơn đặt hàng X X X X Phân phối X X X X X

Quản lý đội chuyên chở X X

69

CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CỦA MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN VÀO HOẠTĐỘNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT (Trang 67 - 70)