Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 58)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường Đại học trên địa

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được hiểu là khả năng của cá nhân thực hiện thành công các hoạt động thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp dựa trên hệ thống tri thức liên quan đã được hình thành qua quá trình trải nghiệm.

Đối với mỗi người, nhận thức về KNM có thể ở các mức độ khác nhau. Song, sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về KNM là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Để thu được thơng tin có liên quan đến nhận thức của GV, SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương về khái niệm KNM, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy (Cô)/ Các bạn quan

niệm như thế nào về kỹ năng mềm?”.

Kết quả khảo sát thu được ở nhóm khách thể là GV các trường Đại học thể hiện qua ba nhóm ý kiến dưới đây: Nhóm ý kiến của các GV tham gia khảo sát cho rằng: KNM được hiểu là những kỹ năng bổ trợ cho những kỹ năng cứng; nhóm ý kiến của các GV cho rằng: KNM là thành phần của kỹ năng sống, nó được hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống và hoạt động và nhóm ý kiến của các GV cho rằng: KNM là những kỹ năng thực hiện hoạt động linh hoạt, mềm dẻo của mỗi cá nhân. Những kỹ năng này giúp cho mỗi cá nhân có thể tổ chức và thực hiện thuận lợi, hiệu quả các hoạt động mà họ tham gia. Điều này cho thấy, nhìn chung, các GV tham gia khảo sát đều hiểu được một cách khái quát về khái niệm KNM. Tuy nhiên, chưa có GV nào nêu ra được quan niệm phản ánh đầy đủ nội hàm của KNM.

Kết quả khảo sát thu được ở nhóm khách thể là SV các trường Đại học cho thấy: Đa số SV tham gia khảo sát đều gặp khó khăn trong việc đưa ra quan niệm của bản thân về KNM. Điều này xuất phát từ trình độ nhận thức của SV. Chỉ có một số ít SV bước đầu đưa ra được quan niệm về KNM nhưng cũng mang tính khái quát như: “Kỹ năng mềm là kỹ năng cần thiết bổ trợ cho hoạt động học tập, rèn luyện cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này”, hay “Kỹ năng mềm có những khác biệt với kỹ năng cứng, song chúng bổ trợ cho nhau để giúp cho mỗi cá nhân có thể tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động của mình”.

Những thơng tin thu được về thực trạng của vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo các trường Đại học cần tăng cường mức độ nhận thức cho GV, SV của nhà trường về KNM. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng khơng nhở đến q trình tổ chức các hoạt động hình thành và phát triển KNM cho SV của mỗi GV và quá trình rèn luyện KNM ở mỗi SV của nhà trường.

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của kỹ năng mềm TT Mức độ quan trọng Giảng viên Sinh viên

1 Rất quan trọng 32 97.0 333 78.0 2 Quan trọng 1 3.0 84 19.7 3 Ít quan trọng 0 0 9 2.1 4 Không quan trọng 0 0 1 0.2 Tổng 33 100.0 427 100. 0

Từ bảng số liệu 2.3 chúng tôi nhận thấy rằng:

100% GV và 97,7% SV các trường Đại học tham gia khảo sát có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KNM. Điều này hồn tồn hợp lý bởi lẽ, KNM có vai trị quan trọng, ảnh hưởng khơng nhỏ đến thành cơng của q trình tiếp cận và hoạt động nghề nghiệp của mỗi người lao động. Kết quả khảo sát thu được cho phép khẳng định, đây là cơ sở thuận lợi cho quá trình giáo dục, đào tạo KNM cho SV và quá trình tự học, tự rèn luyện KNM của mỗi SV.

Có sự chênh lệch trong nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của KNM. Điều này dễ dàng lý giải, bởi lẽ, các GV đều có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có nhiều trải nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp nên họ đánh giá hoàn toàn đúng đắn về tầm quan trọng của KNM. Về phía SV, do họ đang trong q trình đào tạo, trình độ nhận thức về nghề nghiệp nói chung và nhận thức về tầm quan trọng của KNM vẫn cịn có những tồn tại nhất định và cần được tiếp tục hồn thiện thơng qua q trình đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện.

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.3 cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận SV các trường Đại học (2,3% số SV tham gia khảo sát) chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của KNM khi đánh giá các KNM là “Bình thường” hay “Ít quan trọng”. Tỷ lệ này tuy nhỏ, song các nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ GV cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu và triển khai các biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho SV nhằm đảm bảo tất cả SV đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KNM đối với người lao động.

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và phát triển ở sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của GV và SV về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và

TT Các kỹ năng mềm Giảng viên Sinh viên

1 Kỹ năng tự nhận thức 30 90.9 422 98.8

2 Kỹ năng làm việc theo nhóm 29 87.9 379 88.8

3 Kỹ năng quản lý thời gian 32 97.0 389 91.1

4 Kỹ năng giao tiếp 30 90.9 385 90.2

5 Kỹ năng lãnh đạobản thân 31 93.9 374 87.6

6 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 32 97.9 376 88.1

7 Kỹ năng vượt qua khủng hoảng 31 93.9 368 86.2

8 Kỹ năng giải quyết xung đột 30 90.9 368 86.2

9 Kỹ năng sáng tạo 32 97.0 367 85.9

Từ bảng số liệu 2.4 chúng ta có thể thấy rằng:

Đa số GV và SV các trường Đại học tham gia khảo sát đều tán thành về hệ thống KNM cần hình thành ở SV đã được luận án nghiên cứu, đề xuất. Nói khác đi, đa số GV và SV tham gia khảo sát đồng thuận về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ GV triển khai các hoạt động nhằm hình thành và phát triển KNM cho SV của nhà trường, đồng thời, nó cũng là cơ sở để mỗi SV chủ động, tự giác học tập, rèn luyện KNM cho bản thân.

Xét về tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: GV tham gia khảo sát tán thành về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV các trường Đại học với tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ tán thành ở nhóm khách thể là SV.

Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 2.4 cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận khách thể khảo sát là GV (dao động từ 3,0% đến 12,1% tổng số GV tham gia khảo sát) và SV (dao động từ 4,2% đến 13,8%). Chúng tôi cho rằng, những GV và SV này chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quá trình hình thành và phát triển KNM cho SV. Thực trạng nghiên cứu thu được của vấn đề này đòi hỏi các trường Đại học cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm giúp cho GV và SV của nhà trường xác định được đúng đắn và đầy đủ hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV. Điều này hết sức quan trọng, bởi lẽ, gắn với xu thế đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học, nâng cao chất lượng giáo dục KNM cho SV là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện hiệu quả, tuy nhiên, những tồn tại về nhận thức của GV và SV về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV sẽ là khó khăn đối với việc triển khai các hoạt động giảng dạy và giáo dục của GV, cũng như hoạt động học tập, rèn luyện của SV có liên quan đến hoạt động hình thành và phát triển KNM cho SV.

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ

năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

T

T Ý kiến Giảng viên Sinh viên

1 Rất quan trọng 13 29.39 116 27.17

2 Quan trọng 18 54.55 258 60.42

3 Ít quan trọng 2 6.06 53 12.41

4 Không quan trọng 0 0,00 0 0,00

Tổng 33 100,0 427 100,0

Từ số liệu ở bảng 2.5 chúng tơi nhận thấy rằng:

Nhìn chung, đa số khách thể khảo sát đều nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương (93.94% GV và 87.59% SV đánh giá ở mức “Quan trọng” và “Rất quan trọng”). Đây là cơ sở thuận lợi để các trường Đại học mà trực tiếp là GV tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNM cho SV của nhà trường.

Xét trong mối tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát: Nhóm khách thể là GV có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV so với nhóm khách thể là SV.

Bảng số liệu 2.5 cũng cho thấy: Vẫn có một bộ phận khách thể khảo sát (6.06% SV và 12.41% SV) chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thực trạng này đòi hỏi CBQL các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm giúp cho tồn thể GV, SV của nhà trường có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục KNM cho SV, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNM cho SV một cách thường xuyên và ngày càng đạt được kết quả tốt.

*Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho

sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

T

1

Giúp cho SV có được ý thức đầy đủ về những kỹ năng cần thiết liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu.

32 97.

9 376 88.1

2

Hình thành ở SV tính chủ động, tự giác, tích cực trong q trình học tập, rèn luyện hệ thống kỹ năng có liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu

30 90.

9 367 85.9

3

Hình thành ở SV thói quen tham gia các hoạt động học tập được tổ chức và nỗ lực tự học, tự rèn luyện các kỹ năng có liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu.

31 93.

9 368 86.2

Từ bảng số liệu 2.6 chúng tôi nhận thấy rằng:

Đa số khách thể khảo sát đều nhận thấy được mục tiêu giáo dục KNM cho sinh viên các trường Đại học. Trong đó, cả GV và SV tham gia khảo sát đều khẳng định mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục KNM cho SV là “Giúp cho sinh viên có được ý

thức đầy đủ về những kỹ năng cần thiết liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu” (97,9% GV và 88,1% SV tham

gia khảo sát). Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ, trong bất cứ một hoạt động nào của con người, ý thức về hoạt động là cơ sở quan trọng để mỗi người định hướng, thực hiện hoạt động một cách phù hợp và tạo ra kết quả tốt. Trong giáo dục KNM cho SV các trường ĐH cũng vậy, mục tiêu giáo dục hướng đến đầu tiên là giúp cho SV có được ý thức đầy đủ về những kỹ năng cần thiết liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu nói khác đi là giáo dục ý thức về KNM cho SV chính là mục tiêu của quá trình giáo dục KNM cần hướng đến. Đa số GV và SV – những thành tố trung tâm của q trình giáo dục KNM có được nhận thức đầy đủ về mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường ĐH là cơ sở quan trọng để nhà trường, mà trực tiếp là đội ngũ GV tổ chức, triển khai các hoạt động cụ thể để

tiến hành giáo dục KNM cho SV một cách thường xuyên, thuận lợi và hiệu quả.

Xét trong tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng tơi nhận thấy rằng, nhóm khách thể là GV có nhận thức đầy đủ hơn nhóm khách thể là SV về mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường Đại học.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.6 cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận GV (dao động từ 10,1% đến 12,1%) và SV (đến 14,1% đến 11,9%) chưa nhận thức được một cách đầy đủ về mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường Đại học. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm giúp cho toàn thể GV và SV ý thức đầy đủ về mục tiêu của quá trình giáo dục KNM cho SV trong thời gian tới.

2.2.3.2. Thực trạng thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

*Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường

Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nội dung giáo dục KNM cho SV

Giảng viên (%) Sinh viên (%)

Rất TX Khá TX TX Ít TX Chưa thực hiện Rất TX Khá TX TX Ít TX Chưa thực hiện Giáo dục kỹ năng tự nhận thức 0,0 0,0 6.1 33.3 54.5 0.5 3.5 13.1 82,9 0,0 Giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm 0,0 0,0 3.0 42.4 51.5 0.7 3.3 14.1 81,9 0,0 Giáo dục kỹ năng quản

lý thời gian 0,0 0,0 3.0 42.4 51.5 1.6 5.2 11.0 82,2 0,0 Giáo dục kỹ năng giao

tiếp 0,0 0,0 3.0 42.4 45.5 0.2 4.0 11.9 83,9 0,0

Giáo dục kỹ năng lãnh

đạobản thân 0,0 0,0 3.0 30.3 66.7 0.2 5.2 12.4 82,2 0,0 Giáo dục kỹ năng kiểm

soát cảm xúc 0,0 0,0 0 42.4 51.5 0.2 3.7 14.3 81,8 0,0 Giáo dục kỹ năng vượt

qua khủng hoảng 0,0 0,0 6.1 33.3 60.6 0.5 5.2 14.5 79,8 0,0 Giáo dục kỹ năng giải

quyết xung đột 0,0 0,0 0 45.5 51.5 0.9 14,1 40,0 36,9 0,0 Giáo dục kỹ năng sáng

tạo 0,0 0,0 3.0 36.4 57.6 0.5 4.9 12.6 82,6 0,0

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 58)