Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 74 - 78)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.3. Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học

Giáo dục kỹ năng mềm không phải là một môn học, đó là hoạt động giáo dục, hoạt động đó hướng tới hình thành ở người học các kỹ năng mềm cụ thể như: kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm…Vì vậy, việc dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo dục kỹ năng mềm khơng thể tiến hành một cách thông thường, giống như liên kết đơn thuần tri thức của hai môn học mà giáo viên vẫn thường tiến hành. GV phải căn cứ vào mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, tư tưởng), nội dung, tính đặc thù, đặc biệt là hoạt động của thầy và trò trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và bản chất của giáo dục kỹ năng mềm để triển khai thực hiện.

Như chúng ta đã biết, về cơ bản kỹ năng mềm chỉ hình thành thơng qua trải nghiệm thực tiễn (thông qua các hoạt động thực tiễn). Trong thực tế khi dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, GV sẽ tổ chức nhiều hoạt động để SV trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau: trải nghiệm qua bài giảng, trải nghiệm qua xem phim tài liệu, trải nghiệm qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập, trải nghiệm qua tham quan khu di tích, bảo tàng Hồ Chí Minh, di tích lịch sử… Thơng qua các hoạt động trải nghiệm đó, SV thích thú và dễ dàng nắm bắt được tri thức của mơn học; đồng thời sẽ hình thành và phát triển các kỹ năng mềm.

Hơn nữa, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập cả phương pháp, phong cách, nhân cách của Hồ Chí Minh. Mặc dù giáo trình khơng hiển thị rõ ràng vấn đề này, nhưng GV cần giúp SV tiếp cận đến. Bản thân Hồ Chí Minh là một người đã đạt đến sự chuẩn mực về mọi mặt, trong đó có kỹ năng mềm. Cụ thể của các phương pháp là:“Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ví dụ: Theo kế hoạch, tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh

sẽ sang thăm nước Pháp, trong thời gian Bác sang Pháp, cụ Huỳnh Thúc Kháng sẽ thay Bác giữ chức Chủ tịch nước. Đúng 6h, ngày ngày 31 tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh và phái đồn lên sân bay Gia Lâm để sang Pháp, lúc ấy Cụ Huỳnh cũng ra sân bay tiễn đoàn. Cụ Hồ đã nắm tay Cụ Huỳnh căn dặn: “Tơi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong cụ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến trong thời gian này là gì: Độc lập, thống nhất dân tộc; tự do, hạnh phúc của nhân dân “Tơi có một ham muốn là…”; cái ứng vạn biến là gì? Có thể thương lượng, nhân nhượng với kẻ thù về một số phương diện ngoài cái dĩ bất biến. Cụ thể: Hồ Chí Minh cùng với chính phủ đã nhường cho thành viên của Đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử; đề bạt 4 chức bộ trưởng, 1 chức phó chủ tịch nước; “Phương pháp nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan

hệ giữa thời, thế và lực”, ví dụ như: Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta chỉ đạo chớp thời cơ

giành chính quyền cách mạng năm 1945, Người nói: Thời cơ ngàn năm đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết dành cho được độc lập;

“Phương pháp biết thắng từng bước, không nơn nóng, đốt cháy giai đoạn”, ví dụ: Trước

năm 1945, khi Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (1941) đã đưa ra chủ trương thực hiện cách mạng từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa; “Phương pháp lợi dụng mâu

thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù”, thể hiện rõ trong sách lược của Đảng và Hồ Chí Minh

trong việc hịa hỗn với qn Pháp và Tưởng năm 1946; “phương pháp tâm công”;

“phương pháp cách mạng bạo lực”; “phong cách tư duy”; “phong cách làm việc”; “phong cách ứng xử”; “phong cách diễn đạt”; “phong cách nêu gương”... GV có thể

khai thác thêm tấm gương Hồ Chí Minh ở khía cạnh kỹ năng mềm để giáo dục cho SV. Đây là hoạt động hoàn toàn phù hợp và giá trị trong việc thể hiện nhiệm vụ, chức năng của môn học.

Bản thân nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm sáng tạo, cách mạng, khoa học. Đó là một sức mạnh mềm, sức mạnh của tư tưởng, tư duy. Do vậy, nội dung KNM và tư tưởng Hồ Chí Minh có sự gần gũi, tương đồng... Ví dụ, Hồ Chí Minh nói: Cách mạng thuộc địa cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm sáng tạo, thể hiện khả năng tư duy, trí tuệ linh hoạt, khoa học, khơng rập khn máy móc của Hồ Chí Minh. Đặc biệt chương 1: “Cơ sở, q trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh” trình bày thiên về thực tiễn liên qua đến cá nhân con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nội dung của chương thể hiện rõ nét KNM của Hồ

Chí Minh, biểu hiện qua phong cách và phương pháp của Người.

Thực tiễn công tác giáo dục sinh viên ở nước ta hiện nay cho thấy, khơng ít SV thiếu và yếu về kỹ năng sống nói chung, kỹ năng mềm nói riêng. Hệ thống giáo dục đại học đã chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học (kỹ năng cứng), nhưng thiếu vắng những giờ học, học phần, hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho các em. Chính vì vậy, một trong những lý do của nhiều SV sau khi tốt nghiệp đã thất bại trong các cuộc phỏng vấn xin việc của các doanh nghiệp là yếu về kỹ năng mềm (đơn giản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo)

Kỹ năng mềm là những yếu tố quan trọng và cần thiết thuộc về năng lực của con người. Đặc biệt trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, kỹ năng mềm lại càng trở nên quan trọng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là mơn học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục kỹ năng mềm cho SV (đã trình bày ở trên); đồng thời, giáo dục kỹ năng mềm cho SV không chỉ là nhu cầu của người học, trường học mà của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên cho thấy, giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cần thiết và có tính khả thi cao.

Có thể nói rằng, giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh là hoạt động hết sức cần thiết. Để hoạt động này được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả, GV giảng dạy môn học này cần quan tâm xác định mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, bên cạnh đó, cần quan tâm thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh..

Kết luận chương 2

Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà mỗi người sử dụng để chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu. Đây là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mối SV trong quá trình tham gia đào tạo nghề ở trường Đại học và q trình cơng tác sau này.

Hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và phát triển cho SV các trường ĐH bao gồm: Kỹ năng tự nhận thức cho SV; kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV; kỹ năng quản lí thời gian cho SV; kỹ năng giao tiếp cho SV; kỹ năng lãnh đạo bản thân cho SV; kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho SV; kỹ năng vượt qua khủng hoảng cho SV; kỹ năng giải quyết xung đột cho SV và kỹ năng sáng tạo cho SV.

Những tri thức của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Đại học có ưu thế trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV, do đó, cần triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa vào việc xác định đúng đắn, thực hiện thường xuyên, hiệu quả mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục.

Trong những năm qua, GV và SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kỹ năng mềm cần hình thành và phát triển ở SV; ưu thế của mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV; thấy được lợi thế của dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng mềm cho SV và sự cần thiết của vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó, bước đầu xác định và triển khai mục tiêu, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và đã đạt được những kết quả nhất định song còn nhiều tồn tại cần giải quyết.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp cần quan tâm đầu tư cho các hoạt động thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện mục tiêu dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục KNM trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương 3

NGUN TẮC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

3.1. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tưtưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 74 - 78)