Xácđịnh mục tiêu và lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm cho

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 81 - 94)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư

3.2.1. Xácđịnh mục tiêu và lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm cho

giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này được thực hiện nhằm xác định được một cách đúng đắn, phù hợp mục tiêu và nội dung lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu, nội dung dạy học môn học, vừa mang lại được kết quả thiết thực trong giáo dục KNM cho SV.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Xác định mục tiêu lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học

Trong quá trình dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho SV ở các trường Đại học, bên cạnh việc xác định mục tiêu dạy học môn học, GV giảng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần xác định mục tiêu giáo dục KNM cho SV thơng qua q trình dạy

học mơn học. Nói cách khác, GV giảng dạy mơn học cần xác định mục tiêu kép cho q trình dạy học mỗi bài học (mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục KNM). Cụ thể:

- GV giảng dạy môn học cần nghiên cứu kỹ nội dung dạy học của mỗi bài học, trên cơ sở đó, xác định mục tiêu dạy học bài học theo quy định.

- Bên cạnh những mục tiêu dạy học môn học đã được xác định, căn cứ vào đặc thù nội dung của mỗi bài học, GV xác định những KNM phù hợp để định hướng hình thành, phát triển cho sinh viên.

* Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu giáo dục KNM đã được xác định, GV giảng dạy mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần lựa chọn nội dung giáo dục KNM phù hợp để lồng ghép một cách phù hợp vào nội dung dạy học cũng như các hoạt động dạy – học môn học.

GV cần nghiên cứu và lựa chọn các KNM để vận dụng vào từng chương trong mơn học. Đồng thời, trên cơ sở chương trình, giáo trình mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, GV tiến hành thiết kế kế hoạch giáo dục KNM cho SV trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học theo từng bài học trong chương trình. Nhìn chung, nội dung của biện pháp này bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Tên bài giảng; số tiết; đối tượng học; thiết bị, phương tiện dạy học; xác định mục tiêu bài dạy; xác định nội dung kiến thức; thiết kế hoạt động dạy và học; củng cố kiến thức; kiểm tra, đánh giá; nhận xét, dặn dò.

Tên bài giảng Số tiết Đối tượng học

Thiết bị, phương tiện dạy học Mục tiêu bài giảng Nội dung kiến thức Hoạt động dạy và học

Củng cố kiến thức Kiểm tra, đánh giá

Sơ đồ 3.1: Các bước xây dựng bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Căn cứ vào các nguyên tắc trên, cách thức thực hiện các nội dung được thể hiện cụ thể như sau:

Tên bài giảng và số tiết. Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng

9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh được cấu trúc thành 7 chương (Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương I: Cơ sở, q trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế; Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới). Mỗi chương được biên soạn thành các mục lớn, nhỏ khác nhau (cơ bản có hai mục lớn trở lên). Do vậy, căn cứ vào phân phối chương trình về số tiết dành cho các chương, GV có thể xác định tên bài giảng tương ứng với số tiết. Theo quy định, thời lượng của mơn học là 2 tín chỉ (tương đương với 30 tiết). Trong đó, nghe giảng là 70%, thảo luận là 30%). Tuy nhiên, chương trình mơn học khơng phân bổ số tiết cụ thể cho từng chương. Thực tế này đòi hỏi GV cần chủ động, căn cứ vào dung lượng, mục tiêu của từng chương để phân bổ thời lượng cụ thể. Về cơ bản có thể phân bổ như sau:

Bảng 3.1: Phân bổ thời lượng các chương mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

TT Tên chương Số tiết

1 Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

02 2 Chương I: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí

Minh

04 3 Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải

phóng dân tộc

04 4 Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con

đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

04 5 Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam 04 6 Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và đồn

kết quốc tế

04 7 Chương VI: Tư Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà

nước của dân, do dân, vì dân

04 8 Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng

con người mới

Chương trình mới ban hành năm 2019, mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được cấu trúc thành 7 chương. Nội dung có sự điều chỉnh đơi chút, nhưng về cơ bản vẫn như chương trình đã ban hành năm 2008. Cụ thể là: Chương I: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh; chương II: Cơ sở, q trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc và đoàn kết quốc tế; Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa con người; chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (theo quyết định 4891 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Xây dựng bài tương ứng với một chương sẽ thuận lợi trong việc xác định thời lượng, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học… Tuy nhiên, do nội dung chương rất lớn, lại bao gồm một số chủ đề khác nhau, nên cũng tạo ra một số khó khăn nhất định. Vì vậy, tùy theo đặc điểm của người học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, yêu cầu về nội dung, kỹ năng cần đạt, GV có thể cấu trúc một chương thành nhiều bài theo các đề mục lớn. Căn cứ vào khung chương trình, GV có thể cấu trúc thành các bài cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Cấu trúc bài giảng mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

TT Tên chương Tên bài Số tiết

1

Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài 1: Đối tượng nghiên cứu mơn Tư tưởng Hồ

Chí Minh 01

Bài 2: Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

01

2

Chương I: Cơ sở, q trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài 3: Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 02 Bài 4: Quá trình hình thành, phát triển và giá trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh 02

3

Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Bài 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 02 Bài 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải

phóng dân tộc 02

4

Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bài 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

02 Bài 8: Con đường, biện pháp quá độ chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam 02

5

Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài 9: Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam

02 Bài 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng

6

Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

Bài 11: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc

02 Bài 12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết

quốc tế 02

7

Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Bài 13: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân

02

Bài 14: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước

01 Bài 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà

nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trong sạch, hoạt động hiệu quả

01

8

Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

Bài 16: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 01 Bài 17: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 02 Bài 18: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng

con người mới

01 Nội dung trong từng bài có tính đồng nhất theo chủ đề nhất định nên sẽ giúp GV thuận lợi hơn trong việc xác định mục tiêu, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá người học. Tuy nhiên, do nội dung của chương bị chia nhỏ thành các bài, GV cần lưu ý đến việc cân đối thời lượng sao cho phù hợp với dung lượng kiến thức và các hoạt động khi triển khai bài học.

Đối tượng, thiết bị, phương tiện dạy học. Chương trình mơn Tư tưởng Hồ Chí

Minh hiện hành ban hành kèm theo Quyết định 52/2008 của Bộ Giáo dục và Đào dành cho đối tượng sinh viên không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng. Đối tượng chun ngành, các trường đại học, cao đẳng chủ động xây dựng chương trình, giáo trình và các tài liệu tham khảo liên quan. Đề tài luận án áp dụng với đối tượng sinh viên không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; Đại học Sao đỏ; Đại học Thành Đông; Đại học Hải Dương; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cơ sở Hải Dương). Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy ở đối tượng SV ở các trường đại học nêu trên đều khơng có kiến thức chun sâu về lý luận chính trị. Do vậy, trong q trình học tập mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, SV sẽ gặp nhiều trở ngại hơn sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị và thường khơng u thích những mơn học này.

Sinh viên trong hệ thống 5 trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương thuộc đối tượng khảo sát của luận án có sự khác nhau nhất định. Với trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, do sản phẩm đào tạo của trường là các y bác sĩ nên đầu vào và thời gian đào tạo các ngành trên cao hơn và dài hơn các ngành đào tạo ở trường còn lại. Hơn

nữa, yêu cầu, đòi hỏi của nhà trường về phẩm chất, kỹ năng nghề đối với SV ngành y bác sĩ rất cao nên tinh thần, thái độ học tập, rèn luyện của SV trong trường có sự tự giác, nghiêm túc và khoa học.

Kế tiếp là SV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở Hải Dương) và Đai học Sao đỏ. Cả hai trường đều có các ngành đào tạo thuộc về lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ như: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơng nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Cơng nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông; Cơng nghệ thơng tin; Quản trị kinh doanh; Kế tốn; Công nghệ dệt, may; Công nghệ thực phẩm… (Đại học Sao Đỏ); Đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học; Đào tạo kỹ sư, cử nhân các ngành kinh tế; cơng nghệ thơng tin; điện điện tử; cơ khí; cơ khí động lực; cơng nghệ may thời trang; cơng nghệ hố học mơi trường; sư phạm kỹ thuật… (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cơ sở Hải Dương). Cũng như trường Đai học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, chương trình các ngành nghề đạo tạo ở trường Đại học Sao Đỏ và Sư phạm Kỹ thuật chủ yếu là thực hành, thực tế và tính kỷ luật cao.

Trường Đại học Hải Dương và Đại học Thành Đông là các trường đại học đa ngành, các ngành nghề đào tạo bao gồm cả lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ… như: Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ thông tin; Luật; Điều Dưỡng… (Đại học Thành Đơng); Kế tốn; Tài chính ngân hang; Quản trị kinh doanh; Kinh tế; Kỹ thuật điện; Cơng nghệ thơng tin; Quản trị văn phịng: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Chính trị học;Chăn ni thú y… (Đại học Hải Dương).

Điểm tuyển sinh hàng năm các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ở các trường cũng có sự khác biệt. Cao nhất là Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Năm 2018, điểm trúng tuyển đại học chính quy của Trường dao động từ 17 đến 21,9 điểm. Năm 2019, điểm trúng tuyển tăng cao (từ 18 đến 23,5 điểm) [130].

Trong khi đó, điểm trúng tuyển hàng năm của các trường cịn lại thường khơng cao. Đơn cử năm 2018, điểm trúng tuyển các ngành đào tạo trình độ cử nhân ở trường Đại học Thành Đông là 13 điểm (điểm trúng tuyển theo kỳ thi THTP quốc gia), [132].

Trường Đại học Sao Đỏ năm 2018 là từ 14 đến 15 điểm và năm 2019 dao động từ 14,5 đến 15,5 điểm [131].

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở Hải Dương) dao động từ 14 đến 15 điểm[133].

Trường Đại học Hải Dương từ 14 đến 16 điểm[134].

Điểm trúng tuyển đầu vào phản ánh trình độ nhận thức của SV. Vì vậy, đây là thông tin cần thiết đối với GV trong việc xây dựng kế hoạch dạy học mơn Tư tưởng

Hồ Chí Minh (đây là môn bắt buộc đối với SV ở tất cả các ngành). Tại các trường có điểm trúng tuyển đầu vào chưa cao như Trường đại học Hải Dương, Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở Hải Dương), GV cần lựa chọn dung lượng, kiến thức trọng tâm mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và các KNM, đặc biệt là kỹ thuật và phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của SV. GV cần sử dụng nhiều hình ảnh trực quan sinh động, các tình huống, dự án, bài tập… có độ khó trung bình để lơi cuốn nhiều SV tham gia giải quyết. Tăng cường sự trải nghiệm trong giờ học và ngồi giờ học nhằm tạo ra sự hứng thú, hình thành và phát triển tư duy, KNM cho SV. Đối với Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, do điểm trúng tuyển các ngành tương đối cao nên GV có thể sử dụng tư duy trừu tượng, nâng độ khó của các tình huống, dự án, bài tập khi dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa thực hiện mục tiêu kép của dạy học môn học là mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục KNM cho SV thông qua mơn học.

Điểm chung về khó khăn, trở ngại khi giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường Đại học là nội dung của mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự khác biệt, thậm chí có sự đối lập nhất định với lĩnh vực SV được đào tạo chuyên sâu (ngành nghề). Các học phần chuyên ngành của SV chủ yếu gắn nhiều với hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tiễn để hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Kiến thức môn

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 81 - 94)