Khắc phục lạm phát

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 96 - 121)

7.3.4.1. Lành mạnh hóa nền tài chính công 7.3.4.2. Lành mạnh hóa thị trường tiền tệ 7.3.4.3. Ổn định hóa nền kinh tế quốc dân

Tác động lên cầu:

Cắt giảm tổng cầu bằng cách thu hẹp tài khóa hoặc tiền tệ: cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, giảm bớt lượng cung tiền.

Cụ thể:

Khi tổng cầu bị cắt giảm, đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái. Có thể xảy ra 2 trường hợp.

Trường hợp 1: Nếu trước đó giá tăng lên và đang nằm tại điểm cân bằng mới thì sự dịch chuyển sang trái của đường AD sẽ làm giảm giá, tức bị giảm phát. Trong hình vẽ, sau khi nền kinh tế đã chuyển đến điểm E2 và dừng lại ở đó, việc cắt giảm cầu sẽ đẩy nền kinh tế trở về E1 hoặc E3 ởhình vẽ thứ hai.

Trường hợp 2:

Nếu trước đó giá đang trong quá trình gia tăng để chuyển sang điểm cân bằng mới thì sự dịch chuyển sang trái của đường AD sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát (hình dưới). Trường hợp này thường xảy ra trong thực tế nhiều hơn. Lý do là khi LP đã xuất hiện thì rất khó dừng lại. Ví dụ: Lạm phát do cầu chẳng hạn, đường AD dịch chuyển sang phải không phải một lần mà nhiều lần. Lúc đó biện pháp giảm AD có tác dụng ngăn cản bớt khuynh hướng gia tăng AD trên thị trường, tức có tác dụng kìm hãm bớt tỷ lệ lạm phát. Như trên hình vẽ, giả sử lẽ ra theo thị trường thì giá tăng từ P2⇒P’. Nhưng nhờ chính

ASLR AS1 E1 P Y Y1 P1 AD1 AD2 Y2 E2 P2 ASL R ASS R E1 P Y Y 1 P1 AD1 AD2 Y2 E 2 P2 AS2 E3

sách cắt giảm AD, đường tổng cầu chỉ dịch chuyển từ AD2 sang AD3, giá cả chỉ tăng lên đến P3. Giá cả tăng có nghĩa là vẫn còn lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với từ P1 lên P2.

Kết qủa: Giá không tăng hoặc giảm, sản lượng có thể giảm, thất nghiệp có thể tăng.

Tác động lên cung:

Có chính sách khuyến khích các doanh ngiệp giảm bớt chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Do vậy, đường AS sẽ dịch chuyển xuống dưới hoặc sang phải.

Kết quả: Giá không tăng hoặc giảm, sản lượng có thể tăng, thất nghiệp có thể giảm.

7.3.4.4. Một số giải pháp có tính chất tình thế

- Vay hàng khẩn cấp

- Thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ, bằng cách sử dụng thị trường mở. - Khuyến khích đầu tư cùng với việc vay hàng tư liệu sản xuất.

- Cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương bằng tiền. AS1 E1 P Y Y1 P1 AD1 AD2 P2 AS2 P3 P’ AD3

CHƯƠNG 8: KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ 8.1. Khái niệm về nền kinh tế mở

8.1.1. Định nghĩa

Kinh tế mở là một nền kinh tế có mối liên hệ với nền kinh tế của các nước ngoài về các mặt như trao đổi hàng hóa, trao đổi các nguồn lực kinh tế, trao đổi dịch vụ đa quốc gia, trao đổi và hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch,... đạt đến một quy mô, trình độ và ý nghĩa kinh tế xã hội nhất định, được gắn chặt trong một thể chế, thiết chế kinh tế của khu vực hay toàn cầu.

8.1.2. Những tính chất đặc trưng của nền kinh tế mở

- Chủ thể kinh tế - Cơ cấu kinh tế - Đầu tư

- Thể chế kinh tế

8.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế

(Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế)

8.2.1. Thuyết lợi thế 1 chiều của phái Trọng thương

Các nhà kinh tế Trọng thương (TK 16 - 17) cho rằng 1 quốc gia chỉ có thể được lợi từ thương mại quốc tế trên cơ sở quốc gia khác bị thiệt. Nói cách khác, trong thương mại quốc tế tổng lợi ích của các quốc gikhông tăng lên mà chỉ được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. quốc gi được lợi là quốc gi tích luỹ thêm tiền bạc (quí kim) sau khi mua bán. Điều đó cũng có nghĩa là lợi the thuộc về nước có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, tức cán cân thương mại thặng dư.

Từ đó họ chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu các loại hàng hoá xa xỉ và những loại hàng hoá được chế biến hoàn chỉnh. Trong xuất khẩu, cần nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng thoi, bạc nén, bởi lẽ đó là tiền, mà tiền là mục đích hoạt động của thương mại quốc tế nói riêng và của các hoạt động kinh tế nói chung. Mặt khác, để có nhiều hàng hoá xuất khẩu cần có nhiều lao động, do đó, phải khuyến khích tăng dân số. Như vậy, trong quan niệm của phái trọng thương, 1 quốc gia giàu có không phải thể hiện ở mức sống cao của dân chúng mà là ở khối lượng tiền tích luỹ được. Họ đã nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích. Hơn nữa, mọi quốc gia đều theo quan điểm trọng thương thì sẽ không có thương mại quốc tế , bởi vì nếu tất cả các nước đều chỉ xuất khẩu mà không nhập khẩu thì xuất khẩu cho ai? Rõ ràng lý thuyết này không phù hợp với thực tế.

8.2.2. Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Theo Adam Smith (TK 18), mỗi quốc gia khi so sánh với quốc gia khác có thể có lợi thế về loại sản phẩm này và kém lợi thế về loại sản phẩm khác. Lợi thế đó có được là nhờ chi phí sản xuất thấp hơn, và được gọi là lợi thế tuyệt đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi thế tuyệt đối (absolute advatage) của 1 nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất 1 loại hàng hoá với chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác.

Trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ bán những sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước thấp hơn so với nước ngoài. Lúc đó cả 2 quốc gia đều được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với trường hợp tự sản xuất trong nước. Như vậy, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất, tập trung nguồn lực cho những sản phẩm có khả năng sản xuất tốt hơn nước khác.

Ví dụ: 2 nước A và B sản xuất 2 mặt hàng ti vi (X) và quần áo (Y). Chi phí sản xuất 2 mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động ở bảng dưới.

Sản phẩm Hao phí LĐ

Nước A Nước B

X (Ti vi) 6 12

Y (Quần áo) 3 4

⇒ Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y. Nếu so sánh chi phí sản xuất mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B 2 lần, còn mặt hàng B là 4/3 lần.

Nhìn vào bảng thì nếu A và B tham gia vào thương mại quốc tế thì nước A sẽ có lợi thế tuyệt đối và nước B sẽ bị thiệt.

Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích được trường hợp một nước kém phát triển, có chi phí sản xuất cao hơn nước khác, vẫn tích cực tham gia thương mại quốc tế về những loại hàng hoá mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Điều bí ẩn này nằm trong cái gọi là lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh (Comparative Advantage).

8.2.3. Thuyết lợi thế tương đối (Comparative Advantage) của David Ricardo

Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu sản xuất hàng hoá với giá rẻ hơn khi so sánh qua loại hàng hoá khác.

(Hay: 1 đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất 1 mặt hàng nước đó có chi phí sản xuấttương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng thấp hơn so với nước khác).

G/s:

b1 : Giá thành sản xuất mặt hàng Y ở nước 1. a2:Giá thành để sản xuất mặt hàng X ở nước 2 b2: Giá thành để sản xuất mặt hàng Y ở nước 2 Với lượng đầu vào cho trước.

X1, Y1 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 1. X2, Y2 : là số lượng hàng hoá X và Y có thể sản xuất ở nước 2. Phương pháp 1: So sánh 1 1 b a với 2 2 b a Phương pháp 2: So sánh 2 1 b a với 2 1 b b

Phương pháp 3: So sánh chi phí cơ hội của từng mặt hàng giữa các nước. Chi phí cơ hội để sản xuất mặt hàng X là:

X Y P P y x = Nếu: b1 a1 < 2 2 b a Hoặc: 2 1 2 1 b b a a 〈 Hoặc : 1         y x P P < 2         y x P P

Thì nước 1 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá X và nước 2 có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá Y.

Khi có thương mại giữa hai nước thì giá tương đối của hàng hoá X tính theo hàng hoá Y sẽ ở trong khoảng:

1 2 x x y y P P P P     <  ÷  ÷  ÷  ÷     Trong đó: 1         y x P P

là giá tương đối của hàng hoá X của nước 1

2         y x P P

là giá tương đối của hàng hoá Y của nước 2. Ví du: Với ví dụ trên thì:

Khi so sánh chi phí tương đối – hay là chi phí cơ hội để sản xuất 2 mặt hàng của 2 nước.

Sản phẩm Hao phí LĐ

Nước A Nước B

X (Ti vi) 2 (quần áo) 3 (quần áo)

Y(Quần áo) ½ (ti vi) 1/3 (ti vi)

Nước A: Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hi sinh hai bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm 1 bộ quần áo phải hi sinh ½ ti vi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước B: Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hi sinh 3 bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm 1 bộ quần áo, phải hi sinh 1/3 chiếc ti vi.

Như vậy, nước A có chi phí cơ hội để sản xuất ti vi thấp hơn nước B, còn nước B có chi phí cơ hội SX quần áo thấp hơn nước A.

Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng, nếu thương mại quốc tế được tiến hành 1 cách tự do thì nước A có thể chuyên môn hoá sản xuất ti vi để đổi lấy quần áo do nước B sản xuất. Ngược lại, nước B có lợi thế chuyên môn hoá sản xuất quần áo và đổi lấy ti vi của nước A. Sau khi có thương mại quốc tế , cả 2 nước cùng có lợi, thương mại sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng sản xuấtcủa thế giới.

8.2.4. Giới hạn khả năng sản xuất và lợi ích của thương mại quốc tế

Hình dưới chỉ ra lợi ích của chuyên môn hoá và thương mại quốc tế làm tăng khả năng tiêu dùng như thế nào thông qua đường PPF.

Đồ thị cho thấy:

- Đường đậm nét mô tả đường PPF hay khả năng tiêu dùng của đất nước.

- Đường bên ngoài thể hiện khả năng tiêu dùng của mỗi nước sau khi có thương mại quốc tế, với giả định rằng cả 2 nước đều có cùng 1 khối lượng nguồn lực ( như số giờ lao động) là như nhau và bằng 36 đơn vị.

Y

X

Thương mại quốc tế làm tăng khả năng tiêu dùng của đất nước

Nước A 4 8 12 14 16 2 4 6 Y X Nước B 4 8 12 2 4 6 0

- Phần gạch chéo cho thấy khả năng sản xuất hoặc tiêu dùng của mỗi nước sẽ tăng lên như thế nào khi có chuyên môn hoá và thương mại quốc tế .

Như vậy, thương mại quốc tế thúc đẩy phân công lao động và hợp tác 2 bên cùng có lợi. Thương mại tự do mở cửa tạo điều kiện cho mỗi nước mở rộng khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sản lượng và mức sống toàn thế giới.

Song trong thực tế, để bảo vệ nền sản xuất nội địa của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, Chính phủ có thể thực hiện chính sách bảo hộ từ 2 phía: Ngăn chặn nhập khẩu hoặc thúc đẩy xuất khẩu. Công cụ để thực hiện là:

- Thuế quan: Đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu.

- Quota: Kiểm soát lượng hàng hoá được phép nhập khẩu.

- Trợ giá xuất khẩu: Bù lỗ cho công ty xuất khẩu hoặc người sản xuất hàng xuất khẩu. - Các loại rào cản khác: Dùng biện pháp hành chính để cấm nhập khẩu 1 loại hàng hoá, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn vệ sinh hết sức khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặt ra những thủ tục hải quan gây khó khăn cho nhập khẩu.

8.3. Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là 1 bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ 1 nước với các nước còn lại trên thế giới.

Hay: Cán cân thanh toán (Balance of Payments) phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới.

Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là: Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu “+”; nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu “- ". Chênh lệch giữa luồng tiền đi vào và đi ra thường được gọi là tài khoản “ròng”.

Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu: Tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản tư bản (vốn).

- Tài khoản vãng lai (Current Acount) nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Thu nhập đi vào và đi ra có thể do:

+ XNK hàng hoá ( hữu hình) và dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình – bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng,…): Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được xếp vào mục xuất khẩu ròng (NX).

+ XNK các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, bằng phát minh)

⇒ Chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được xếp vào mục thu nhập ròng từ nước ngoài.

+ Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau, bao gồm các khoản như viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu,… chênh lệch giữa thu nhập do nhận chuyển nhượng và thu nhập chuyển nhượng ra nước ngoài được xếp vào mục chuyển nhượng ròng.

- Tài khoản vốn (Capital Acount) nhằm ghi lại các luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia.

+ Vốn dùng để mua nhà máy, mua c/phiếu của các công ty được gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vốn dùng để gửi Ngân hàng và mua công trái của Chính phủ nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi luồng đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng.

- Cán cân thanh toán hay kết toán chính thức nhằm tổng kết toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra dưới tất cả các hình thức:

Có (+ ) 1. Tài khoản vãng lai

- Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (X).

- Nhận viện trợ của nước ngoài. - Thu nhập từ nước ngoài. 2. Tài khoản vốn (tài khoản tư bản)

- Đầu tư nước ngoài vào trong nước. - Vay của chính phủ và tư nhân

Nợ (-)

- Giá trị hàng hoá và dich vụ nhập khẩu (IM)

- Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho ngân sách cho tổ chức quốc tế. - Chi trả thu nhập cho nước ngoài.

- Đầu tư ra nước ngoài.

- Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay.

3. Cán cân thanh toán quốc tế = có – nợ Nếu (+) thì có thặng dư

Nếu (-) thì có thâm hụt.

8.4. Tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính quốc tế

8.4.1. Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoài hối

8.4.1.1. Tỷ giá hối đoái

Ví du: Một người dân Việt Nam mua 1 kg Cà phê tại Việt Nam thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền Việt Nam. Người sản xuất Cà phê cũng muốn được trả bằng tiền VN vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên, nếu muốn

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 96 - 121)