Các hệ thống tiền tệ quốc tế (các loại cơ chế tỷ giá HĐ)

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 108 - 111)

8.4.3.1. Cơ chế tỷ giá cố định ( Fixed Exchange Rate)

Là loại tỷ giá được quy định bởi Chính phủ. Theo cơ chế này, Chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo 1 mức tỷ giá định trước. Và cho dù cung và cầu ngoại tệ thay đổi, vẫn phải đảm bảo tỷ giá không thay đổi. Như vậy, có thể tỷ giá cố định không phải là mức tỷ giá cân bằng trên thị trường. Lúc đó, muốn duy trì tỷ giá đã được ấn định thì NHTW phải điều hoà lượng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Có 2 trường hợp phải can thiệp:

Trường hợp 1: Tỷ giá cố định cao hơn tỷ giá cân bằng

Trong trường hợp này, đồng nội tệ bị đánh giá thấp (e⇓). Hình dưới, với mức tỷ giá cố định là Ef ta có cầu nhỏ hơn cung gây nên tình trạng thừa ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thừa là đoạn AB.

Sở dĩ thừa ngoại tệ vì: Nếu theo thị trường thì tỷ giá Eo ở mức thấp, nhưng Chính phủ duy trì mức Ef cao hơn, gây nên tác động giống như sự gia tăng tỷ giá hối đoái, tức làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Một mặt, nước ngoài mua nhiều hàng hoá trong nước làm cho cung ngoại tệ tăng. Mặt khác, người trong nước lại ít muốn mua hàng của nước ngoài, làm cho cầu ngoại tệ giảm.

Cung ngoại tệ tăng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cung từ Ho

đến B; cầu ngoại tệ giảm được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu từ Ho đến A. Từ đó cung lớn hơn cầu 1 lượng = AB.

Vì có hiện tượng thừa ngoại tệ nên giá ngoại tệ (tức tỷ giá hối đoái) E có xu hướng sụt giảm. Muốn duy trì mức tỷ giá cố định, NHTW phải bo nội tệ ra mua ngoại tệ vào. Điều này một mặt làm tăng dự trữ ngoại tệ, mặt khác làm tăng thêm lượng tiền (nội tệ) phát hành vào nền kinh tế.

Việc mua ngoại tệ của NHTW làm cho cầu ngoại tệ tăng, đường cầu dịch sang phải. Nếu lượng ngoại tệ mua vào bằng đoạn AB thì đường cầu dịch sang phải đến điểm B, mức tỷ giá Ef tiếp tục được duy trì.

Lượng ngoại tệ E Ho Cung ngoại tệ Cầu ngoại tệ E0 A Thừa B Ef

Trường hợp 2: Tỷ giá cố định thấp hơn tỷ giá cân bằng

Trong trường hợp này đồng nội tệ được đánh giá quá cao. Hình dưới cho thấy, với mức tỷ giá cố định là Ef ta có cầu lớn hơn cung, tạo nên tình trạng “thiếu” ngoại tệ.

Lượng ngoại tệ thiếu là đoạn CD. Lượng thiếu này xảy ra vì: Việc duy trì mức Ef

thấp hơn tỷ giá thị trường, gây nên tác động tương tự như sự sụt giảm tỷ giá hối đoái (làm E⇓), tức làm giảm sức cạnh tranh của hàng trong nước. Một mặt, nước ngoài giảm mua hàng trong nước, làm cho cung ngoại tệ giảm. Mặt khác, người trong nước giảm mua hàng trong nước, làm cho cầu ngoại tệ tăng. Cung ngoại tệ giảm được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cung từ Ho đến C; cầu ngoại tệ tăng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu từ Ho đến D. Từ đó cung nhỏ hơn cầu một lượng = CD.

Vì thiếu ngoại tệ nên giá ngoại tệ có xu hướng tăng (E⇑). Muốn ổn định tỷ giá tại Ef, NHTW phải bán ngoại tệ ra thu nội tệ vào. Hành vi này một mặt làm giảm dự trữ lượng ngoại tệ, mặt khác làm giảm bớt lượng tiền (nội tệ) phát hành.

Việc bán ngoại tệ của NHTW làm cho cung ngoại tệ tăng, đường cung dịch chuyển sang phải. Nếu lượng ngoại tệ bán ra bằng đoạn CD thì đường cung dịch chuyển sang phải đến điểm D, mức tỷ giá Ef tiếp tục được duy trì.

* Tuy nhiên, cơ chế này vấp phải một số khó khăn: - Dự trữ không tương xứng

- Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: Khi đã rõ ràng rằng 1 đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá hiện tại của nó, thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán của họ về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. NHTW sẽ phải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.

8.43.2. Cơ chế tỷ giá thả nổi (Floating Exchange Rate) hay tỷ giá linh hoạt (Flexible Exchange Rate)

Là loại tỷ giá được quy định bởi cung và cầu trên thị trường. Theo cơ chế này, Chính phủ không cần phải quan tâm đến việc điều hoà lượng cung và cầu ngoại tệ trên thị

Lượng ngoại tệ E Ho Cung ngoại tệ Cầu ngoại tệ E0 C D Thiếu Ef

trường, khi cung và cầu về ngoại tệ thay đổi đến đâu, tỷ giá sẽ thay đổi tương ứng đến đó, theo mức cân bằng trên thị trường.

Ví du: Giả sử do thu nhập tăng, người Việt Nam mua hàng hoá của Mỹ nhiều hơn hoặc chuyển tiền ra nước ngoài nhiều hơn, làm cho cầu ngoại tệ tăng. Lúc đó đường cầu dịch chuyển sang phải, tỷ giá tăng từ E1 đến E2 như hình dưới, đồng Việt Nam bị giảm giá.

Giả sử nhờ chính sách khuyến khích đầu tư mà các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, hoặc do hàng Việt Nam tốt hơn làm cho người Mỹ mua hàng Việt Nam nhiều hơn, làm cho cung ngoại tệ tăng. Lúc đó đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải, tỷ giá giảm từ E1⇒ E2 như trong hình dưới.

Tương tự, khi đường cầu dịch sang trái thì tỷ giá thì tỷ giá giảm, đường cung dịch chuyển sang trái thì tỷ giá tăng. Còn nếu cả hai đường cùng dịch chuyển thì tỷ giá có thể tăng, giảm hoặc không đổi tuỳ từng trường hợp.

8.4.3.3. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý (không hoàn toàn) - (Flexibility Limited Exchange Rate)

Là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. Nói cách khác, mức tỷ giá trong thực tế có thể được quyết định bởi thị trường, cũng có thể do Chính phủ ấn định.

Lượng ngoại tệ E S1 D1 E2 A B E1 D2

Cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá tăng

Lượng ngoại tệ E S 1 D1 E2 A B E1 S2

Nói chung, nếu thị trường ít biến động thì tỷ giá được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Nhưng khi có sự dao động mạnh và nhanh của tỷ giá thị trường thì Chính phủ sẽ can thiệp vào bằng cách ấn định tỷ giá cố định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 108 - 111)