Cán cân thanh toán quốc tế là 1 bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ 1 nước với các nước còn lại trên thế giới.
Hay: Cán cân thanh toán (Balance of Payments) phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới.
Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là: Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu “+”; nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu “- ". Chênh lệch giữa luồng tiền đi vào và đi ra thường được gọi là tài khoản “ròng”.
Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu: Tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản tư bản (vốn).
- Tài khoản vãng lai (Current Acount) nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Thu nhập đi vào và đi ra có thể do:
+ XNK hàng hoá ( hữu hình) và dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình – bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng,…): Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được xếp vào mục xuất khẩu ròng (NX).
+ XNK các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, bằng phát minh)
⇒ Chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được xếp vào mục thu nhập ròng từ nước ngoài.
+ Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau, bao gồm các khoản như viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu,… chênh lệch giữa thu nhập do nhận chuyển nhượng và thu nhập chuyển nhượng ra nước ngoài được xếp vào mục chuyển nhượng ròng.
- Tài khoản vốn (Capital Acount) nhằm ghi lại các luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia.
+ Vốn dùng để mua nhà máy, mua c/phiếu của các công ty được gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng.
+ Vốn dùng để gửi Ngân hàng và mua công trái của Chính phủ nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi luồng đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng.
- Cán cân thanh toán hay kết toán chính thức nhằm tổng kết toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra dưới tất cả các hình thức:
Có (+ ) 1. Tài khoản vãng lai
- Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (X).
- Nhận viện trợ của nước ngoài. - Thu nhập từ nước ngoài. 2. Tài khoản vốn (tài khoản tư bản)
- Đầu tư nước ngoài vào trong nước. - Vay của chính phủ và tư nhân
Nợ (-)
- Giá trị hàng hoá và dich vụ nhập khẩu (IM)
- Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho ngân sách cho tổ chức quốc tế. - Chi trả thu nhập cho nước ngoài.
- Đầu tư ra nước ngoài.
- Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay.
3. Cán cân thanh toán quốc tế = có – nợ Nếu (+) thì có thặng dư
Nếu (-) thì có thâm hụt.