Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 50 - 53)

5.1.3.1. Định nghĩa

Chính sách tiền tệ là hệ thống quan điểm, nguyên tắc do nhà nước đề ra để chỉ đạo việc xây dựng các giải pháp tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân.

5.1.3.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Giữ vững giá trị đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

5.1.3.3. Các nguyên tắc vận dụng tiền tệ

a. Việc sử dụng tiền tệ làm công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế phải bám sát mục tiêu - Mục tiêu về sản lượng: lấy mục tiêu tăng trưởng GNP làm hàng đầu.

- Mục tiêu về mức giá - Mục tiêu về việc làm

b. Việc cung ứng tiền tệ phải từ từ và vững chắc

Gia tăng cung ứng tiền tệ từ từ và vững chắc thể hiện ở mức chênh lệch cung cầu về tiền trong lưu thông không được quá lớn, khi bơm tiền vào lưu thông phải thăm dò toàn diện và chính xác hiệu ứng kinh tế – xã hội.

MS1 i M E’ LPo M1 i1 LP1 MSo E” Mo E io i2

5.1.3.4. Nội dung của chính sách tiền tệ

a. Cung ứng và điều hòa khối lượng tiền tệ

Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Vì tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi, nên khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, thì cũng cần thiết phải thay đổi cung tiền. Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng tiền tệ:

M.V = P.Q

M - Mức cung tiền (theo nghĩa rộng, có thể là M2) V - Tốc độ lưu thông tiền tệ

P - Mức giá trung bình

Q - Sản lượng thực tế, do đó: P.Q = GNPn = Gh

Giả sử tốc độ lưu thông V là ổn định thì mức cung tiền (M) sẽ được điều chỉnh theo sự thay đổi quy mô của GNPn. Sự thay đổi cung tiền có tác động trực tiếp đến lãi suất của thị trường tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu,… Do vậy, việc kiểm soát mức cung tiền M được coi là một chính sách đặc biệt quan trọng trong quản lý vĩ mô.

b. Chính sách cấp tín dụng cho nền kinh tế

Khối lượng tín dụng mà các NHTM cung cấp cho các doanh nghiệp xuất phát từ 2 nguồn: huy động lượng tiền sẵn có trong lưu thông để cho vay và sử dụng lượng tiền của NHTƯ thông qua quá trình tái cấp vốn.

NHTƯ có các chức năng cơ bản sau:

- Ngân hàng của các ngân hàng thương mại (NHTM): NHTW giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và hoạt động như một "người cho vay của phương sách cuối cùng" đối với NHTM trong trường hợp khẩn cấp.

- Ngân hàng của Chính phủ: NHTW giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ.

- Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế.

- Hỗ trợ, giám sát điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính. c.Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ

NHTW điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ.

Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của NHTW là: - Hoạt động của thị trường mở:

Thị trường mở là thị trường tiền tệ của NHTWđược sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc của Nhà nước.

Hoạt động của thị trường mở (open market operations) là hoạt động của NHTW trong việc mua bán các loại giấy tờ có giá (chủ yếu là trái phiếu của Chính phủ).

Muốn tăng mức cung tiền NHTW sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở.

Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ của các NHTM, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền tệ. Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với số tiền mua tín phiếu của NHTW. Để có kết quả ngược lại, NHTW sẽ bán trái phiếu của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền tệ sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, các khoản tiền gửi sử dụng séc sẽ tăng nhiều hơn, tức làm tăng loại tiền Ngân hàng. Nhờ vậy mà khối lượng tiền M1 gia tăng.

NHTW là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM.

Tóm lại, muốn tăng khối lượng tiền thì phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, muốn giảm khối lượng tiền thì phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên.

- Lãi suất chiết khấu:

Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của NHTW khi họ cho các NHTM vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các NHTM. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên.

Tác động của lãi suất chiết khấu đến lượng tiền mạnh H:

Lãi suất chiết khấu càng thấp thì càng kích thích các Ngân hàng trung gian vay tiền của NHTW. Khi lượng tiền vay tăng thì cũng có nghĩa là một lượng tiền mạnh

∆H được bơm thêm vào nền kinh tế. Và lúc đó khối lượng tiền M1 sẽ tăng thêm mM lần và ngược lại.

Với chức năng người cho vay cuối cùng, khi NHTW cho vay, mặc dù lãi suất chiết khấu không đổi những cũng làm tăng lượng tiền mạnh. Do đó cũng sẽ làm tăng khối lượng tiền gấp mM lần.

Tác động đến số nhân tiền tệ mM:

Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường thì các NHTG sẵn sàng giảm bớt tỷ lệ dự trữ tuỳ ý xuống đến mức thấp nhất. Họ không sợ bị thiếu tiền mặt chi trả cho khách hàng vì thế có thể vay của NHTW với lãi suất thấp. Lúc đó, vì tỷ lệ dự trữ tuỳ ý giảm xuống làm ra giảm ⇒ mM tăng. Khi mM tăng, với lượng tiền mạnh H như cũ thì khối lượng tiền M1 sẽ nhiều hơn trước và ngược lại.

Tóm lại, NHTW muốn tăng khối lượng tiền thì phải giảm lãi suất chiết khấu, muốn giảm khối lượng tiền thì phải tăng lãi suất chiết khấu.

Ngoài 3 chính sách chủ yếu trên đây nhằm điều tiết gián tiếp với thị trường tiền tệ, NHTW còn có những chính sách khác như kiểm soát tín dụng có chọn lọc, quy định trực tiếp với lãi suất, lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc,....

- Lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc (Lãi suất tín dụng) Do:

Vì vậy khi lãi suất tiền gửi sử dụng séc tăng thì dân chúng sẽ ít nắm giữ tiền mặt hơn, tăng tiền gửi sử dụng séc tức D⇑ làm s⇓⇒ mM tăng ⇒ M1 cũng tăng theo và ngược lại.

- Kiểm soát tín dụng chọn lọc:

Khi muốn giảm bớt khối lượng tiền, Chính phủ có thể dùng biện pháp hạn chế cung cấp tín dụng cho những ngành không cần khuyến khích phát triển. Ngược lại, khi muốn tăng khối lượng tiền, Chính phủ có thể tăng cung cấp tín dụng, thậm chí với lãi suất ưu đãi cho các ngành hay các địa phương cần được nâng đỡ để phát triển.

- Ấn định lãi suất cho các NHTG:

Tóm lại, có thể kết luận: NHTW có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền (M) theo dự kiến, có thể tăng thêm hay giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định.

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 50 - 53)