Các lý thuyết về lạm phát

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 90 - 93)

Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát.

7.2.4.1. Lạm phát cầu kéo(Demand - pull inflation)

Xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải. Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.

7.2.4.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy , Cost - Push inflation)

Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng ( đường ASSR dịch chuyển lên trên) hoặc năng lực sản xuất giảm (đường ASSR dịch chuyển sang trái)(hình b và c).

Cụ thể: ASLR ASSR E1 P Y Y1 P1 AD1 AD2 Y2 E2 P2 Lạm phát

Chi phí sản xuất tăng, có thể do sự gia tăng tiền lương danh nghĩa, giá nguyên liệu, thuế,…. Lúc đó các doanh nghiệp có khuynh hướng tăng giá bán để bù đắp phần tăng của chi phí sản xuất. Kết quả là đường ASSR dịch chuyển lên trên. Khi các doanh nghiệp tăng giá bán, AD sẽ giảm bớt (từ E ⇒ E2). Vậy ASSR cũng giảm theo (từ F ⇒E2). Kết quả cuối cùng là nền kinh tế cân bằng tại mức mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn (hình b).

Năng lực sản xuất giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng. Tác động này làm AS dịch sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng (Y1⇒ Y2).

Khả năng cung ứng giảm trong khi mức cầu vẫn còn cao, hàng hoá trở nên khan hiếm (thiếu 1 lượng hàng E1F trên hình 7.3c), P bắt đầu ⇑. P⇑ làm cho cầu⇓ và cung tăng (di chuyển trên đường cầu và đường cung). Cuối cùng, AD và AS cân bằng tại mức giá cao hơn.

Tóm lại, cả 2 trường hợp lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái, mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế vừa bị lạm phát, vừa bị sụt giảm sản lượng. Tình trạng này thường được gọi là lạm phát đình đốn. Mức độ lạm phát và đình đốn sản xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ lạm phát càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn sản xuất càng trầm trọng.

7.2.4.3.Lạm phát dự kiến (expected inflation)

Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. ASLR ASSR1 E1 P Y Y1 P1 AD Y2 E2 P2 ASSR2 F

Hình c: Năng lực sản xuất giảm

ASLR ASSR1 E 1 P Y Y1 P1 AD Y2

Hình b: Chi phí sản xuất tăng

E2

P2

ASSR2

F Đồ thị:

Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên được gọi là lạm phát dự kiến.

Hình 7.4 cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và đường AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát . Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.

Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ.

7.2.4.4.Lạm phát và tiền tệ

Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức (M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng.

Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = YP), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ.

Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp phải 1 cơn sốc (ví dụ: giá dầu tăng) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm xuống. Chính phủ cần tăng MSn để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế. Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ có MSn, giá cả và tiền lương danh nghĩa tăng lên.

Khi ngân sách thâm hụt lớn, các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá cả đã tăng lên thì thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời

ASLR ASSR1 E2 P Y Y* P1 AD1 E1 P3 E3 ASSR2 ASSR3 AD3 AD2 P2

kỳ siêu lạm phát. Tuy nhiên, các chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách vay dân qua việc bán tín phiếu. Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu thâm hụt kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát cao là điều chắc chắn.

7.2.4.5. Lạm phát và lãi suất

Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về mức ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi thì lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất ở mức thực tế ổn định (Vì lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát). Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt.

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w