Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoài hối

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 103 - 106)

8.4.1.1. Tỷ giá hối đoái

Ví du: Một người dân Việt Nam mua 1 kg Cà phê tại Việt Nam thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền Việt Nam. Người sản xuất Cà phê cũng muốn được trả bằng tiền VN vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên, nếu muốn mua một máy Photo của Mỹ thì bằng cách nào đó, cuối cùng cũng phải trả bằng USD cho

người Mỹ. Ngược lại, người Mỹ muốn mua Cà phê của Việt Nam thì cuối cùng, bằng cách nào đó cũng phải trả bằng VNĐ ⇒ Việc mua bán giữa 2 nước sử dụng 2 loại tiền khác nhau đòi hỏi phải có sự chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Từ đó hình thành nên tỷ giá hối đoái.

Khái niệm

Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate) là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ của 1 nước tính bằng tiền tệ của nước khác.

Hoặc Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.

Thông thường, thuật ngữ “tỷ giá hối đoái” được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua 1 đơn vị ngoại tệ.

Giả định xét thị trường trao đổi giữa VND và USD và xác định tỉ giá giữa hai đồng tiền này. Nguyên lý chung được áp dụng cho các giao dịch khác với nước ngoài, như vậy USD được coi là ngoại tệ nói chung, và giá trị của USD được tính theo VND được coi là Tỷ giá hối đoái nói chung.

Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối, do đó cầu về ngoại tệ chính là cung về VNĐ, trong khi cung về ngoại tệ chính là cầu về VNĐ.

Vì lí do này mà một lý thuyết về Tỷ giá hối đoái giữa DUSD và SUSD hoặc DVND hoặc SVND. Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích sẽ xem xét cầu và cung về USD và tỷ giá của USD tính theo VND.

Ký hiệu:

e - Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. E - Tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ.

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của VN tính theo USD là e = 1USD/15.322 VNĐ hay E = 15.322 VNĐ/ USD.

Chẳng hạn từ 15.322 VNĐ/USD lên 16.322 VNĐ/USD, có nghĩa là giá của đồng USD tăng và giá của đồng VN giảm. Thật vậy, nếu trước đây chỉ cần 15.322 đồng là mua được 1 USD, thì bây giờ phải cần đến 16.322 VNĐ mới mua được 1 USD, tức đồng USD tăng giá. Nói ngược lại, trước đây 1 USD chỉ mua được 15.322 VNĐ, thì nay 1 USD có thể mua được 16.322 VNĐ, tức VNĐ bị giảm giá.

Như vậy, nếu e tăng thì ta nói đồng nội tệ tăng giá hơn trước (appreciation), tức đồng ngoại tệ giảm giá hơn trước (E giảm). Ngược lại, nếu e giảm thì ta nói đồng nội tệ giảm giá hơn trước hay mất giá (depreciation), tức đồng ngoại tệ tăng giá hơn trước (E tăng).

@ Cung và cầu về tiền trong các thị trường ngoại hối Cung về USD (SUSD)

Được sinh ra từ 2 nguồn:

- Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản trong nước mà người nước ngoài muốn mua. - Lượng vốn, lượng thu nhập và các khoản chuyển nhượng từ nước ngoài vào trong nước.

Đường SUSD là đường dốc lên (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD tăng (E⇑), Phàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD giảm ⇒ Người nước ngoài mua nhiều hơn (X⇑)⇒SUSD tăng.

Khi có sự di chuyển trên đường SUSD, nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá. Cầu về USD (DUSD)

Được sinh ra từ 2 nguồn:

- Lượng hàng hóa, dịch vụ và tài sản của người nước ngoài mà người trong nước muốn mua.

- Lượng vốn, thu nhập và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài.

Đường DUSD là đường dốc xuống (đồ thị dưới). Điều này biểu thị khi giá USD giảm (E⇓), Phàng và tài sản của Việt Nam tính bằng USD tăng ⇒ Người Việt Nam mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ (IM⇑)⇒DUSD tăng.

Khi có sự di chuyển trên đường DUSD, nếu xuống phía dưới, thì giá trị của USD giảm, giá trị của VND tăng. Trong trường hợp ngược lại, VND giảm giá, USD tăng giá.

@ Xác định tỉ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái cân bằng được xác định tại giao điểm của cung và cầu về ngoại tệ, tại đây cung = cầu ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái trong thực tế khác với tỷ giá hối đoáicân bằng thì thị trường sẽ được điều chỉnh (tùy theo cách thức can thiệp) để đưa về tỷ giá hối đoáicân bằng.

8.4.1.2. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển của các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

- Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi, nếu IM của 1 nước tăng thì đường cầu ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang bên phải.

- Tỷ lệ lạm phát tương đối: Nếu tỷ lệ lạm phát của nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát của nước B thì nước A sẽ phải cần nhiều tiền hơn để mua 1 lượng tiền nhất định của nước B ⇒ Làm cho đường cầu ngoại tệ dịch sang trái và tỷ giá hối đoái giảm xuống.

- Sự vận động của vốn: Khi lãi suất của 1 nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản ấy. Làm cho đường cung ngoại tệ dịch sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ: Tất cả đều có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại có thể trao đổi hàng tỉ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.

Ví dụ: Trong điều kiện mọi yếu tố khác không đổi, khi các nhà đầu tư dự báo rằng trong tương lai tỷ giá hối đoái (e) giảm xuống hay E tăng lên thì hiện tại vốn có khuynh hướng chạy ra nước ngoài ⇒ S dịch chuyển về phía phải cầu đối với đồng ngoại tệ đó có xu hướng tăng lên, và ngược lại.

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 103 - 106)