Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 99)

Theo Adam Smith (TK 18), mỗi quốc gia khi so sánh với quốc gia khác có thể có lợi thế về loại sản phẩm này và kém lợi thế về loại sản phẩm khác. Lợi thế đó có được là nhờ chi phí sản xuất thấp hơn, và được gọi là lợi thế tuyệt đối.

Lợi thế tuyệt đối (absolute advatage) của 1 nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất 1 loại hàng hoá với chi phí sản xuất thấp hơn so với nước khác.

Trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ bán những sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước thấp hơn so với nước ngoài. Lúc đó cả 2 quốc gia đều được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với trường hợp tự sản xuất trong nước. Như vậy, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất, tập trung nguồn lực cho những sản phẩm có khả năng sản xuất tốt hơn nước khác.

Ví dụ: 2 nước A và B sản xuất 2 mặt hàng ti vi (X) và quần áo (Y). Chi phí sản xuất 2 mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động ở bảng dưới.

Sản phẩm Hao phí LĐ

Nước A Nước B

X (Ti vi) 6 12

Y (Quần áo) 3 4

⇒ Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y. Nếu so sánh chi phí sản xuất mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B 2 lần, còn mặt hàng B là 4/3 lần.

Nhìn vào bảng thì nếu A và B tham gia vào thương mại quốc tế thì nước A sẽ có lợi thế tuyệt đối và nước B sẽ bị thiệt.

Tuy nhiên, lý thuyết này không thể giải thích được trường hợp một nước kém phát triển, có chi phí sản xuất cao hơn nước khác, vẫn tích cực tham gia thương mại quốc tế về những loại hàng hoá mà mình không có lợi thế tuyệt đối. Điều bí ẩn này nằm trong cái gọi là lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh (Comparative Advantage).

Một phần của tài liệu Kinh te Vix mo pptx (Trang 99)