Hiệp ước Basel II và phương pháp tính vốn chịu RRTN

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 41 - 90)

2.5.3.1. Hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel II ra đời nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế, tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế, đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Đây là tài liệu hướng dẫn các ngân hàng thực hiện QTRR theo tiêu chuẩn quốc tế. Tài liệu đưa ra các tiêu chuẩn cần phải thực hiện trong quá trình QTRR và các hướng dẫn nhằm tính toán các chỉ số phục vụ cho công tác QTRR. Basel II ra đời nhằm khắc phục triệt để các mặt hạn chế của Basel I, mà trong đó tiêu biểu nhất là đề cập đến rủi ro tác nghiệp – một loại rủi ro phức tạp với mức độ ngày càng tăng nhưng trong Basel I không hề nhắc đến. Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại.

Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam trong đó có NH SHBVN, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro nói chung và RRTN nói riêng. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, NH SHBVN cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

Hiệp định Basel II với ý nghĩa là khuôn khổ, chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đã được một số NHTM của các nước phát triển ứng dụng và thu được những hiệu quả cao.

Hiệp ước Basel II đưa ra các quy định và phương pháp quản lý đối với rủi ro trong NH. Hiệp định bao gồm 3 cột trụ:

Trụ cột 1

VỐN TỐI THIỂU

Trụ cột 2 GIÁM SÁT Đánh giá của cơ quan giám sát đối với các rủi ro của NH và các yêu cầu vốn bổ sung Trụ cột 3 NGUYÊN TẮC THỊ TRƯỜNG Yêu cầu công khai những thông tin tối thiểu về rủi ro của NH

Bảng 2.5 : Nội dung của hiệp ước Basel II Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu

RR tín dụng RR thị trường RR tác nghiệp PP chuẩn hoá PP IRB nền tảng PP IRB tiên tiến PP tiêu chuẩn PP nội bộ PP chỉ số cơ bản PP tiêu chuẩn PP đo lường tiên tiến

Trụ cột thứ I liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này.

Trụ cột thứ II liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro tác nghiệp, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

Việc thực hiện trụ cột thứ 2 đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc sau : - Ngân hàng nên có một quy trình xác định mức độ vốn nội bộ theo mức rủi ro và chiến lược duy trì mức vốn của mình.

- Các giám sát viên nên xem xét và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu.

- Kiến nghị rằng ngân hàng nên giữ mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

- Những người giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu.

Trụ cột thứ III làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phải công bố. Phần này được thiết kế để cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.

Trụ cột 3 đưa ra các yêu cầu :

- Hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” , “công bằng” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính.

- Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng VN.

2.5.3.2. Phương pháp tính vốn chịu RRTN

Mục tiêu của việc lượng hoá RRTN là nhằm tính toán chi phí vốn chịu RRTN tối thiểu mà NH cần nắm giữ để xử lý tổn thất trong trường hợp xảy ra RRTN MỨC ĐỘ TIÊN TIẾN TĂNG

MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI RỦI RO TĂNG PP chỉ số cơ bản_BIA PP chuẩn hoá_STA PP đo lường tiến bộ_AMA

Các PP tiên tiến hơn sử dụng dữ liệu nội bộ, dữ liệu bên ngoài, phân tích kịch bản... PP đo lường nội bộ, PP phân phối tổn thất, PP thẻ điểm...

KSTA = {nam13max [( GI 1-8 x 1-8),0]}/3 KSTA : chi phí vốn chịu RRTN theo PP tiêu chuẩn hoá

GI 1-8 : tổng thu nhập hàng năm cho mỗi mảng hoạt động kinh doanh

1-8 : nhân tố vốn cho mỗi mảng hoạt động kinh doanh, liên hệ mức độ vốn yêu cầu với tổng thu nhập của mỗi mảng hoạt động kinh doanh

BIA

K = [GI1...n x  /3

BIA

K : chi phí vốn chịu RRTN theo PP chỉ số cơ bản

GI : tổng thu nhập năm của 3 năm gần nhất thoã mãn điều kiện thu nhập dương

Tại ngân hàng SHB vốn chịu RRTN chỉ mới được tính theo phương pháp chỉ số cơ bản_BIA. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ nghiên cứu thêm và áp dụng hai phương pháp còn lại để tính được số liệu vốn chịu RRTN hiệu quả hơn. Sau đây là số liệu cụ thể vốn chịu RRTN của ngân hàng SHB chi nhánh Quảng Nam theo phương pháp này trong năm 2012 :

KBIA= (8.200.903 + 11.637.521 + 12.985.395)*15%/3 = 1.641.191 (ngđ)

Theo tính toán số liệu năm 2011 như trên trong năm 2012, chi nhánh ngân hàng SHB Quảng Nam phải duy trì nguồn vốn tối thiểu ở mức 1.641.191 (ngđ) để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình. Nếu nguồn vốn tại chi nhánh năm 2012 xuống dưới mức này thì rủi ro đối với chi nhánh là rất lớn, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cho chi nhánh phải đảm bảo nguồn vốn trên mức 1.641.191 (ngđ) nếu muốn hạn chế được rủi ro tác nghiệp.

2.5.3.3. Hệ số an toàn vốn

Xác định chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đáp ứng yêu cầu Basel II, III

Hệ số an toàn vốn = > 8%

Trong đó:

Tổng TS có điều chỉnh theo RRTD, RRTT, RRTN = Tổng TS điều chỉnh theo hệ số RRTD + 12.5% ( Vốn dự phòng RRTT+ Vốn dự phòng RRTN)

Theo Basel II, hệ số CAR 8%

Cụ thể là ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

Theo Basel III, các tính toán vốn dự phòng rủi ro không thay đổi, nhưng kết cấu các loại vốn cấp 1, cấp 2 có thay đổi lớn theo hướng tăng mạnh tỷ lệ vốn chủ sở hữu với lộ trình hiệu lực từ 2013 đến 2019, bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính, vốn đệm phòng chống hiệu ứng suy giảm theo chu kỳ kinh tế, loại trừ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khỏi vốn cấp 1, cấp 2.

Vốn pháp định (Cấp I + Cấp II )

Theo như trên thì hệ số an toàn vốn của SHB Quảng Nam 2012 như sau :

A. Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội CN Quảng Nam :

 Vốn cấp 1: Đơn vị tính: ngđ Khoản mục Số tiền a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) 2,000,000 b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 200,000 c. Quỹ dự phòng tài chính 400,000 d. Quỹ đầu tư phát triển

nghiệp vụ 189,000

e. Lợi nhuận không chia 217,810

Tổng cộng 3,006,810  Vốn cấp 2: Đơn vị tính: ngđ Khoản mục Số tiền tăng thêm Tỷ lệ tính Số tiền được tính vào vốn cấp 2 a. Giá trị tăng thêm của TSCĐ được

định giá lại theo quy định của pháp luật

60,013 50% 30,007

b. Giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật

127,400 40% 50,960

phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn còn lại 6 năm

d. Các công cụ nợ khác có thời hạn

còn lại 10 năm 201,890

đ. Dự phòng chung 200980

Tổng cộng 785,127

Vốn tự có của NHTM SHB Quảng Nam (A) = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2

= 3,006,810 + 785,127

= 3,791,937

 Giá trị tài sản "Có" rủi ro nội bảng (B)

Đơn vị tính : ngđ Khoản mục Giá trị sổ sách Hệ số rủi ro Giá trị tài sản "Có" rủi ro 1. Nhóm TSC có hệ số rủi ro % a. Tiền mặt 7,214,600 0% 0 b. Vàng 0% 0

c. Tiền gửi tại NHCS XH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ

0% 0

d. Đầu tư vào tín phiếu NHNN VN 320,946 0% 0 đ. Các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy

thác đầu tư của CP, trong đó TCTD chỉ hưởng phí ủy thác và không chịu rủi ro

449,324 0% 0

e. Cho vay lâm nghiệp Phước Sơn bằng VNĐ được bảo đảm bằng tín phiếu của chính TCTD

g. Các khoản cho vay được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do CP Việt Nam, KBNN phát hành

100,834 0% 0

2. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 20%

a. Các khoản cho vay bằng VNĐ đối với

TCTD khác ở trong nước 455,147 20% 91,029

b. Các khoản cho vay UBND tỉnh 670,120 20% 134,024 c. Cho vay bằng ngoại tệ đối với CP VN 3,529,177 20% 705,835 d. Các khoản phải đòi được đảm bảo bằng

giấy tờ có giá do TCTD khác thành lập tại VN phát hành

10,083,364 20% 2,016,673

đ. Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài

chính Nhà nước 5,000,000 20% 1,000,000

e. Kim loại quý (trừ vàng), đá quý 20% 0

g. Tiền mặt đang trong quá trình thu 6,493,140 20% 1,298,628

3. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 50% 0

a. Các khoản đầu tư cho dự án theo hợp đồng, theo quy định tại Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của CP về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính

50% 0

b. Các khoản cho vay có bảo đảm bằng Bất

động sản của bên vay 4,000,000 50% 2,000,000

4. Nhóm tài sản "Có" có hệ số rủi ro 100% 0

a. Tổng số tiền đã cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập

100% 0

vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác c. Máy móc, thiết bị 4,561,980 100% 4,561,980 d. Bất động sản và tài sản cố định khác 4,561,980 100% 4,561,980 đ. Các tài sản "Có" khác 4,000,000 100% 4,000,000 Tổng cộng (B) 20,370,150

 Giá trị tài sản "Có" rủi ro của các cam kết ngoại bảng (C)  Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng (C)

Đơn vị tính: ngđ Khoản mục Giá trị sổ sách Hệ số chuyển đổi Hệ số rủi ro Giá trị TSC rủi ro nội bảng tương ứng

a. Bảo lãnh cho Công ty Cổ phần thương Mại và đầu tư phát triển miền núi Quảng Nam vay vốn theo chỉ định của CP

3,000,000 100% 0% 0

b. Bảo lãnh cho Công ty xuất ngập khẩu QN tại thành phố Tam Kỳ thanh toán tiền hàng nhập khẩu

4,200,000 100% 100% 4,200,000

c. Phát hành thư tín dụng dự phòng bảo lãnh cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hùng Dương Hùng vay vốn

d. Bảo lãnh cho Công ty ty Cổ phần thương Mại và đầu tư phát triển miền núi Quảng Nam thực hiện hợp đồng theo chỉ định của CP

1,000,000 50% 0% 0

đ. Bảo lãnh cho Công ty Cổ

phần xây dựng SHK dự thầu 5,000,900 50% 100% 2,500,450 e. Các cam kết không thể hủy

ngang đối với trách nhiệm trả thay của TCTD, có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên

900,000 50% 100% 450,000

g. Phát hành thư tín dụng không thể hủy ngang cho Công ty B để nhập khẩu hàng hóa

300,000 20% 100% 60,000

h. Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa

400,000 20% 100% 80,000

i. Bảo lãnh giao hàng 1,030,000 20% 100% 206,000 k. Các cam kết khác liên quan

đến thương mại 3,200,000 20% 100% 640,000

l. Thư tín dụng trả ngay có thể

hủy ngang 3,000,000 0% 100% 0

m. Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác, có thời hạn ban đầu 9 tháng

3,210,000 0% 100% 0

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) D = 100% 450 , 686 , 10 150 , 370 , 20 937 , 791 , 3 % 100     C B A D = 12.21%

 Như vậy SHB Quảng Nam đang có hệ số an toàn vốn rất cao, lớn hơn 10%. Nghĩa là vốn của SHB khá tốt, ít rủi ro. Tuy nhiên theo một số chuyên gia thì cách tính tính CAR của Việt Nam là 12% thì chỉ tương đương 8% theo cách tính của thế giới. Như vậy nghĩa là SHB đang có tỷ lệ an toàn vốn “thích hợp”. Tức là có khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro hay ngân hàng đã tự tạo được một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gởi tiền. (theo saga.vn)

2.5.4. Phân tích trực trạng RRTN tại CN

2.5.4.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ

Các hành vi gian lận thường liên quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kho quỹ…Các trường hợp xảy ra trên thực tế như:

Về nghiệp vụ thẻ: Cán bộ tiếp quỹ đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ biển thủ tiền từ khay đựng tiền trong lúc sửa lỗi tại máy ATM.

Về nghiệp vụ tín dụng: Cán bộ đã lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cá nhân như:

Tiến hành lập hồ sơ vay vốn giả mạo, nhận tiền lãi, mượn tiền vay của khách hàng, chiếm dụng nhiều tỷ đồng của NH

Mượn tiền của khách hàng với lý do cho vay đáo hạn NH với lãi suất cao, mỗi tháng chi trả cho khách hàng lãi suất 0,4-1%/ngày. Số tiền mượn được của khách hàng, CBTD đã sử dụng vào mục đích riêng và không trả được khi số tiền nợ quá lớn.

Cấu kết với khách hàng bỏ qua một số thủ tục trong quy trình cho vay, thực hiện cấp tín dụng trái với quy định cho các đối tượng không đáp ứng yêu cầu vay vốn của NH.

Về nghiệp vụ thanh toán: Cán bộ giao dịch đã lợi dụng sơ hở của quy định giao dịch 1 cửa (giao dịch viên được giao quyền cho khách hàng rút hoặc nộp tiền tối đa 50 triệu mà không cần thông qua lãnh đạo xét duyệt) thực hiện lập chứng từ khống để rút tiền trong tài khoản tiền gửi của khách, lập ủy nhiệm chi giả, không

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 41 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)