Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 77 - 79)

Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng số một. Nó quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chính tổ chức đó và tổ chức ngân hàng trong đó SHB không phải là ngoại lệ.

Công tác QTRRTN muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ CBNV – những người “sở hữu” RRTN phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc. Muốn như thế CN phải chú trọng hai công tác:

 Chính sách tuyển dụng: phải phù hợp để đảm bảo nguồn cán bộ có chất lượng ngay từ đầu vào. Đối với cán bộ trẻ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm công tác ở vị trí cán bộ tín dụng thì khi tuyển dụng cho vị trí này cần phải trải qua vị trí trợ lý cho cán bộ tín dụng chính với thời gian 1-2 năm, sau khi đạt yêu cầu mới cho chính thức đảm nhiệm.

 Chính sách đào tạo cán bộ: Hàng năm phân bổ chi phí cho đào tạo hợp lý nhằm mục đích duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cũng như phân tích tài chính doanh nghiệp cho cán bộ.

RRTN luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của ngân hàng, công việc quản trị có thể ngăn ngừa, giảm thiểu chứ không thể hạn chế triệt để RRTN được. Mặt khác, nếu rủi ro xảy ra là do sự sơ suất, thiếu hiểu biết của cán bộ hoặc do các nguyên nhân khách quan thì ta cũng kịp thời ứng phó được; nhưng nếu rủi ro xảy ra là do sự cố ý, tính toán, sắp đặt trước thì đây mới là mối hiểm nguy khó

lường cho ngân hàng. Vì vậy, vấn đề đáng nói ở đây là việc tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.

Chấn chỉnh cán bộ trong toàn đơn vị tuân thủ đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội quy lao động của CN; Đồng thời rà soát lại quy trình nghiệp vụ, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát chéo trong QTRR; nếu phát hiện quy trình, nghiệp vụ còn có kẻ hở tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng, đơn vị báo cáo ban lãnh đạo, đề xuất biện pháp khắc phục, tránh tình trạng lặp lại sự cố rủi ro tương tự.

 Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp tại các phòng/ban. Áp dụng hạn mức rủi ro trong giao dịch và phê duyệt theo đúng quy định của NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội Việt Nam: quy định số 208/QĐ-HĐQT-NH SHB35 của HĐQT ngày 24/02/2010 và quy trình số 793/QĐ-NH SHB35 mã số QT.35.04 về việc quy định và hướng dẫn xác định, quản lý GHTD và thẩm quyền quyết định GHTD; quy định số 2680/QĐ-NH SHB38 của HĐQT và các văn bản bổ sung về việc quy định cấp độ truy cập và hạn mức của người sử dụng trên hệ thống ngày 22/10/2009; quy định số 2473/ QĐ-NH SHB32 về việc quy định tạm thời về QTRR hoạt động kinh doanh thẻ ngày 23/12/2007.

 Cảnh giác, giám sát chặt chẽ các cán bộ thẩm quyền quyết định trong nghiệp vụ cho vay, thanh toán chuyển tiền, phát hành bảo lãnh ngân hàng, thu chi tiền mặt, thủ kho, tiếp quỹ ATM. Thường hợp phát hiện cán bộ có biểu hiện nghi ngờ như: hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng đột biến có số lượng tiền gửi trong tài khoản cá nhân lớn hơn rất nhiều so với thu nhập hợp pháp hoặc mua sắm các tài sản có giá trị cao nhưng không rõ nguồn tiền…Trưởng đơn vị chỉ đạo thường xuyên theo dõi hành vi của cán bộ và tìm hiểu nguyên nhân; thực hiện kiểm tra, kiểm soát các báo cáo cân đối cuối ngày, đặc biệt các báo cáo lỗi sai sót phải điều chỉnh trên hệ thống theo văn bản hướng dẫn số 2098/ HD-NH SHB10 (HD.10.92) về việc hướng dẫn hậu kiểm nghiệp vụ kế toán trong hệ thống ngân hàng của Tổng giám đốc ban hành ngày 26/08/2009; đối chiếu hồ sơ, chứng từ gốc và các giao dịch phát sinh trên hệ thống Core Banking và các Module hỗ trợ nghiệp vụ, đột xuất kiểm tra

đối chiếu số quỹ và tiền mặt thực tế trong kho (trong giờ làm việc), phát hiện sớm các lỗi sai sót trong QTTN.

 Tăng cường giáo dục tư cách đạo đức cán bộ, nhất là các cán bộ huy động vốn và cán bộ tín dụng.Thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý giấy tờ có giá, con giấu, chữ ký…, đặc biệt tăng cường giám sát , đối chiếu số liệu cuối ngày đối với các món huy động vốn lưu động. Chấn chỉnh cán bộ tuyệt đối không để lộ mật khẩu đăng nhập vào hệ thống thanh toán. Thậm chí có thể chuyển vị trí công việc cho phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ.

 Khi phát hiện có hành vi gian lận liên quan đến rủi ro đạo đức, đơn vị báo cáo cho ban lãnh đạo và khai báo vào hệ thống QLRRTN OpRiskMonitor theo quyết định số 224/ QĐ-NH SHB7 ngày 08/02/2011 để xử lý theo nội quy lao động của NHTMCP SHB.

 Xử lý thích đáng theo đúng nội quy, quy định của NHTMCP SHB và quy định của pháp luật đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không tuân thủ đúng quy định trong các mặt hoạt động. Mọi vi phạm sau khi được xem xét, xử lý cần được thông báo tới toàn thể cán bộ trong CN để biết và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)