Định hướng về quản trị rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 76)

Hiệp định Basel II là chuẩn mực quốc tế về các nguyên tắc QTRR đối với các NHTM, bắt đầu từ 6/2004 một số nước trên thế giới đã triển khai áp dụng có hiệu quả. Do vậy, để công tác QTRRTN của CN có hiệu quả đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất. CN đã định hướng cụ thể đối với công tác QTRRTN trong hệ thống như sau:

 Bộ máy kiểm toán, kiểm soát nội bộ sẽ được kiện toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định chỉ đạo nội bộ.

 Sắp xếp bộ máy tổ chức tại CN để QTRR theo đúng mô hình thông lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện QTRR tốt nhất.

 Xây dựng hệ thống các chính sách, quy định, quy trình QTRR để đảm bảo QTRRTN phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày, từ nhân viên đến lãnh đạo kiểm tra rà soát được toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các RRTN và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.

 Tăng cường, củng cố QTRRTN thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để. Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực giúp giảm thiểu RRTN thông qua việc lưu chuyển thông tin đánh giá hoạt động trên quy mô toàn hệ thống, quản lý khách hàng tốt hơn….

 Tăng cường giáo dục về tư tưởng, quy chế, nội quy cán bộ, công nhân viên trong toàn CN để mọi người hiểu rõ các loại RRTN liên quan có thể xảy ra đối với bản thân và cách thức hạn chế phòng ngừa hiệu quả nhất.

 Việc phân cấp quản lý cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng cấp QTRRTN. Phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản lý tầm chiến lược, cấp quản lý điều hành và cấp tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 76)