Đối với NHTMCP Sài Gò n Hà Nội Việt Nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 87 - 90)

Một là, hệ thống văn bản hiện nay quá nhiều, khó tìm kiếm và lưu trữ. Định kỳ hàng năm NH SHBVN nên hệ thống lại các văn bản, quy trình nghiệp vụ để thuận tiện cho CN trong việc thực hiện. Đồng thời, phải thường xuyên cập nhật các văn bản chế độ của Nhà Nước có ảnh hưởng đối với hoạt động ngân hàng, các thông tin kinh tế chính trị phù hợp với sự phát triển chung của thị trường.

Hai là, quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quyết định 457 là một bước tiến quan trọng trong việc hướng dẫn CN hướng đến QLRR theo thông lệ. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu trong quy định này mới chỉ được tính trên cơ sở tài sản có tín dụng điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Rủi ro thị trường và RRTN cũng là 2 mảng rủi ro rất lớn trong hoạt động ngân hàng thì hầu như chưa đề cập tới. Do vậy

cần thiết phải có những nghiên cứu chỉnh sửa quyết định này để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế. Qua đó tạo điều kiện cho CN nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro.

Ba là, NH SHBVN nên ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng RRTN. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì CN cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống QLRRTN – OpRiskMonitor và các quy trình thực hiện. NH SHB đã ban hành quy trình và hướng dẫn sử dụng hệ thống OpRiskMonitor dành cho các CN, nhưng khi Cán bộ thực hiện xảy ra sai sót phải sửa lại thì không thực hiện được.

Năm là, các văn bản ban hành trước khi có hiệu lực thi hành đối với các vấn đề quan trọng, mang tính định hướng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các CN, các phòng ban tham mưu ban hành văn bản nên có dự thảo và trưng cầu ý kiến đóng góp của các CN để đảm bảo tính thực thi và không làm biến động lớn đến hoạt động kinh doanh của CN. Trong đó, thời gian đóng góp ý kiến và thời gian ban hành dự thảo phải hợp lý đủ để CN nghiên cứu và có ý kiến phản hồi.

Sáu là, tại CN vẫn xảy ra tình trạng đường truyền chậm, hệ thống thường xuyên xảy ra tình trạng timeout nhất là vào cuối ngày giao dịch hoặc vào thời điểm lượng giao dịch lớn dẫn đến tình trạng không giải phóng được khách hàng hoặc có trường hợp do timeout nên giao dịch viên tiến hành chuyển tiền lại và hệ thống cập nhật nhiều lần. Điều này ảnh hưởng đến công việc của khách hàng, năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên, uy tín của ngân hàng. Đề nghị Trung tâm công nghệ thông tin sớm khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Bảy là, ngoài hệ thống Opriskmonitor mà NH SHBVN sử dụng hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều hệ thông QTRR mới. Do đó SHBVN cần nghiên cứu, đầu tư để có được hệ thống hiện đại phục vụ công tác QTRRTN hoặc ít nhất cũng phải định kì nâng cấp hệ thống QTRRTN hiện tại.

KẾT LUẬN

Thực tế rủi ro tác nghiệp trong hệ thống tài chính - ngân hàng ngày một nhiều, diễn biến theo chiều hướng tinh vi, phức tạp, gây tổn thất về tài sản, con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày nay đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng các phương án quản trị RRTN. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Hơn nữa khi các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp, do chưa đầu tư đúng mức nên công tác QTRRTN chưa thục sự đem lại hiệu quả cao.

Để thực hiện tốt quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tác nghiệp nói riêng chắc chắn các ngân hàng sẽ phải bỏ ra một nguồn lực không nhỏ để có được hệ thống quản lý lành mạnh. Điều này có thể làm các ngân hàng hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng sẽ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có sự tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường và người dân.

Với sự hội nhập kinh tế và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài cũng như cơ hội để các ngân hàng Việt Nam có hoạt động kinh doanh và hiện diện ở nước ngoài thì việc áp dụng các chuẩn mực quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế là rất cần thiết. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro cũng chính là nâng cao sự tín nhiệm của người dân đối với ngân hàng. Đây là điều hết sức quan trọng trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Điểm mấu chốt cuối cùng và có thể coi như yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động QLRRTN của các NHTM ở Việt Nam nói chung và ngân hàng SHB Việt Nam nói riêng là sự quan tâm của Ban lãnh đạo cấp cao đến công tác QLRRTN, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc quyết định chiến lược, khung QLRRTN và yêu cầu các cấp từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ phải nghiêm túc thực hiện QLRRTN kể từ khâu nhập dữ liệu rủi ro đến việc báo cáo và giám sát rủi ro đối với từng nghiệp vụ chuyên môn, sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nhiều tác giả (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, tr. 100-104, nhà xuất bản tuổi trẻ.

2. Gs. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2008), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống Kê.

Tiếng Anh

1. Basel Committee on Banking Supervision (December 2010), Basel II: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh quảng nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)