- Hiểu biết hay Biết Như Thực (yathābhūta ñāṇa) là loại Nhận Thức “ngoài cảm giácextrasensory” Hiểu biết này được có là do thọ trong sạch hay tâm không dính mắc đối tượng tạo nên Trong tiến
2. Nhận Thức thủ tục (procedural cognition).
- Đây là nhận thức “biết làm sao” trong tiến trình thực hành pháp thích hợp khi ta thực hành thiền
trong 4 oai nghi, đặc biệt khi tọa thiền hay thiền hành hoặc làm những cơng việc gì khác bằng tay chân. Nhận thức này được thành lập dựa trên ký ức thủ tục (procedural memory) và ký ức sự kiện (fact memory). Đó là từng sự kiện liên hệ đến pháp hành hay pháp học của chủ đề nào đó được hịa
nhập trong nhận thức thủ tục. Khi ta bắt đầu thực hiện các động tác liên hệ đến thiền, lập tức những dữ kiện được cất trong ký ức liền đáp ứng theo sự khởi ý của ta. Ngay lúc đó, ta làm trong vơ ngơn.
Thí dụ: khi nhổ cỏ, lặt rau, gánh nước, bổ củi, hút bụi, thiền hành... những cách thức hay sự kiện của các động tác ta đều làm theo thủ tục biết của Tánh Giác. Tức là ta làm trong vô ngôn.
Trên thực tế, nhận thức thủ tục được triển khai trên tiến trình biết khơng lời (wordless awareness). Nó được thể hiện trong việc làm theo thủ tục Nhận Thức mà khơng có Ý Thức xen vào. Người chưa đạt được kinh nghiệm biết không lời, cũng như người chuyên sử dụng Ý Thức và suy nghĩ hay Trí Năng biện luận không bao giờ nhận ra được chức năng biết không lời của cơ chế Tánh Giác. Nó khác hơn cái biết công bố (declarative knowledge). Biết công bố là “biết có lời-verbal knowledge” được thực hiện trong khi vừa làm vừa nói; vừa đi, vừa suy nghĩ; vừa ăn, vừa bàn chuyện hay vừa suy nghĩ miên man; vừa lái xe, vừa suy luận tính tốn. Cịn biết lặng lẽ là “biết làm sao,” được thực hiện trong khi vừa làm vừa im lặng trong tâm; vừa ăn chỉ biết ăn mà trong não không suy nghĩ việc gì khác; vừa lái xe mà tâm ngơn khơng khởi dậy, niệm biết không lời thường trực hiện hữu trên mọi thao tác (manipulative act).
Một thí dụ nữa, như khi đi xe đạp là biết đi như thế nào, nhưng nếu được hỏi để giải thích làm sao để đi được thì phải nói ra những cách thức đi. Giống như trường hợp khi ta thiền hành là vừa đi, vừa biết mình đang đi, đồng thời cũng khơng nói điều gì trong lúc đương đi. Vì vậy, khi nhận thức thủ tục có mặt, trong đó khơng có mặt Ý Thức hay suy nghĩ và nói năng. Tất nhiên tự ngã vắng bóng.
Nhận thức thủ tục là nhận thức được trình bày gián tiếp qua các hình thức hành động tay chân thầm lặng. Thuật ngữ thiền gọi là Định trong động. Trong tiến trình này, nhận thức thủ tục đóng vai chủ động. Nguyên tắc nhân chứng (witness) dựa trên điều kiện này.
Trong Như Lai Thanh Tịnh Thiền, nhận thức thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật Tánh Giác.