THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG HỆ NGUYÊN THỦY

Một phần của tài liệu all-baidocthem-khoabntrungcap1-version1 (Trang 78 - 80)

- 5 Biết Như Thực là gì?

THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG HỆ NGUYÊN THỦY

Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm có nghĩa "đơn tâm" (the singleness of the mind) hay sự nhận biết của

tâm. Đây là trạng thái biết rõ ràng và khơng lời (clear and wordless awareness). Vì thế, theo sau Chánh Niệm là Chánh Định. Vì có đạt được sự đơn tâm, hay biết không lời, ta mới thành tựu Định. Vì Định được đặt trên cơ sở biết không lời hay tâm thuần nhất, hoặc nhất tâm.

Như vậy, Chánh Niệm là nhân của Chánh Định. Cũng như, muốn đạt được định, ta phải đạt được biết không lời, hay nhất tâm, hoặc tâm thuần nhất. Đây là tâm khơng cịn "kẹt hai bên." Nếu tâm còn vướng mắc vào một bên nào, tâm ấy vẫn chưa phải là Chánh Niệm mà là tâm ở trạng thái nhị nguyên.

Chánh Niệm là pháp được Phật dạy đệ tử áp dụng trong bất cứ trường hợp nào trong 4 oai nghi như lúc đi, đứng, lúc ăn uống, lúc mặc áo, lúc nhìn quanh, lúc tiểu tiện v.v... Nếu thành tựu vững chắc, tâm sẽ luôn luôn ở trạng thái an lạc, vọng tưởng không khởi, lậu hoặc hay tập khí khơng hn tập thêm, và sáu căn khơng dính sáu trần.

Đối duyên, xúc cảnh tâm vẫn khơng có trạng thái nên là hay phải là xuất hiện. Tâm ta lúc nào cũng biết như thật và rõ ràng về đối tượng mà khơng dính mắc với đối tượng.

Trên mặt tác dụng, Chánh Niệm là cốt lõi của 3 mơn Giới, Định, Huệ. Nó là nền tảng của Chánh Định. Bằng thấy như thật, Chánh Niệm có mặt. Tâm ở trạng thái trong sạch. Tâm lăng xăng, dao động khơng có mặt. Phải là, nên là khơng có mặt; trái lại có mặt đang là. Những rắc rối của ngoại trần không tác động được tâm và những xung đột nội tâm cũng khơng có điều kiện khởi lên trong trạng thái thấy biết như thật về đối tượng.

Như vậy, chỉ có Chánh Niệm mới giải quyết vấn đề xung đột nội tâm, vì trong Chánh Niệm khơng có mục đích của chính nó, khơng có sự tưởng tượng diễn đạt về thế giới hiện tượng. Với người sơ phát tâm, hành động nào cũng chứa mục đích trong đó. Khi hành động có chứa mục đích, trước hết sự xung đột nội tâm sẽ xảy ra và sau đó là có sự xung đột với người khác. Vì khơng có mục đích nào mà khơng có tự ngã kết hợp với Trí Năng hay Ý Thức phân biệt xen vào. Trong hành động đó khơng có Chánh Trí (sammā-đāṇa: right insight) và chánh kiến. Do đó, phiền não sẽ từ lần xuất hiện trong tâm, vì trong mục đích khơng có cái thấy như thật (the seeing things as they are) về đối tượng; trái lại, có những ước vọng, những mong cầu, những ý đồ phải đạt được hay sẽ đạt được trong tương lai gần hay tương lai xa. Kết quả của sự thành tựu Chánh Niệm đưa đến trí tuệ Bát Nhã (insight wisdom), vì Chánh Niệm là sự nhận biết chân tính của một hành động mà khơng có niệm so sánh, tưởng tượng hay suy luận. Chánh Niệm là cái biết khơng có sự khẳng định, khơng có sự so sánh, khơng có sự phủ nhận hay chấp nhận, cũng khơng có thành kiến (bias), định kiến (fixed opinion), và quan niệm chủ quan (subjective conception) trong đó.

Tâm biết rõ ràng

Đơn tâm

Chánh Niệm

Nhân Định

Biết Không Lời

Nhất Tâm Tâm Thuần Nhất

Vật thế nào, nó thấy biết y như thế đó. Nếu đói, nó biết đói, chứ khơng có niệm "Tơi cảm thấy đói." "Cảm thấy" là sản phảm của Ý Thức chứ không phải của Chánh Niệm.

Trong tiến trình biết (the process of awareness) này khơng có chủ thể "Tơi," khơng có Ý Thức phân biệt, chỉ có sự nhận biết mà khơng có người biết. Nếu biết mà có Ý Thức phân biệt, đây là cái biết nhị nguyên, trong đó có "Đây Tâm Thuần Nhất là tôi, " "Cái này là của tôi. " Tức thì niệm niệm khơng cịn giữ được trong sạch, bình thản. Đây là trái với Chánh Niệm trong hệ Nguyên Thủy.

Một phần của tài liệu all-baidocthem-khoabntrungcap1-version1 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)