Để kế tốn quản trị có thể thưc hiện tại các doanh nghiệp cần phải phối hợp đồng bộ các điều kiện sau:
Về phía doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trị của kế tốn quản trị đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp của mình để tăng cường khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tổ chức và hồn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất kinh doanh; từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh.
Cần xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế tốn quản trị.
Xây dựng và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa số nội dung cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào cơng tác kế tốn tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh.
Tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại.
Phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng kế toán quản trị và kế tốn quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
Về phía Nhà nƣớc:
Khơng nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế tốn hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận tổng quát và cơng nhận kế tốn quản trị trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp.
Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị và
về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thơng tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mơ để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.
Về phía các tổ chức đào tạo, tƣ vấn về quản lý kinh tế, kế toán :
Sớm đổi mới, hồn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị (đa số các tổ chức đào tạo, tư vấn hiện nay của Việt Nam chỉ dừng lại mơ hình kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp có hệ thống quản lý theo hướng chun mơn hố), kịp thời cập nhật chương trình quản lý, kế tốn quản trị trong mơ hình tổ chức quản lý theo “quá trình hoạt động” của các nước phát triển như Úc , Mỹ, Canada, Pháp.
Gắn liền đào tạo chun viên kế tốn trên cơng cụ xử lý thông tin hiện đại. Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng chiến lược nhân sự.
Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát tiển thực tiễn thơng qua tổ chức hội thảo kế tốn, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ----------- -----------
Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó.
Kế tốn quản trị xuất hiện và phát triển nhanh chóng trên thế giới từ trước những năm 1950 và trải qua nhiều giai đoạn trong lịch sử, tuy nhiên kế toán quản trị chỉ mới thực sự được nhắc đến và khá mới mẻ với đa số các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Thơng tin do kế tốn quản trị cung cấp có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản lý của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản như dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế tốn chi phí và giá thành, thiết lập thơng tin kế tốn, bộ máy tổ chức kế toán quản trị giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời đại ngày nay, khi lĩnh vực kế toán đang phát triển vượt bậc, để các nhà quản trị thực hiện, tổ chức thành công công tác kế trị tại doanh nghiệp mình họ cần nắm vững những quy định, chính sách của nhà nước. Đồng thời phải hồn thiện về quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan trọng hơn nữa các nhà quản trị phải ý thức được tầm quan trọng cũng như vai trị của kế tốn quản trị đối với doanh nghiệp của mình.