Đánh giá và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Đánh giá và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS chiếm một lƣợng nhỏ trong các nghiên cứu về cộng đồng DTTS ở Việt Nam. Với những cơng trình nghiên cứu có sự liên quan trực tiếp với đề tài này, luận án có một số đánh giá nhƣ sau:

Thứ nhất: Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu hƣớng đến phân tích

hệ thống chủ trƣơng, chính sách và hiện trạng chính sách BHYT của nhà nƣớc đối với đồng bào DTTS. Những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS đã đƣợc một số cơng trình nghiên cứu, giải quyết ở các phƣơng diện và mức độ khác nhau. Mặc dù vậy, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS vẫn là một khái niệm, nội dung khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó vẫn chƣa có cách hiểu thống nhất về thực hiện chính sách BHYT nói chung và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng.

Thứ hai: Các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng

bào DTTS đã tiếp tục góp phần làm sáng tỏ về nhận thức, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm về đảm bảo BHYT cho đồng bào DTTS ở Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam hiện nay còn tản mạn, chƣa hệ thống và chƣa làm rõ đƣợc những đặc thù trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS.

Thứ ba: Những cơng trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện chính

sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói chung và ở Lào Cai nói riêng tuy chƣa tồn diện và đầy đủ nhƣng cũng đã phần nào làm rõ đƣợc bức tranh ngƣời DTTS đang thụ hƣởng chính sách. Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố cho thấy, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế của đồng bào DTTS ở nƣớc ta tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn cịn khó khăn, thách thức. Hầu hết cơng

trình đều chỉ ra rằng, chính việc thực hiện chính sách BHYT là nhân tố quyết định đến công bằng y tế ở vùng DTTS nƣớc ta.

Tuy nhiên, dù đã chỉ ra các thực trạng nhƣng các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc mơ tả kết quả tham gia BHYT là chính và cịn tản mạn, chƣa có đánh giá tồn diện về thực trạng thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS theo góc nhìn của chính sách cơng. Đây là một khoảng trống cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc hồn thiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam.

Thứ tư: Từ thực trạng đã phân tích, các cơng trình nghiên cứu đã đƣa ra

nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Mỗi cơng trình, từ góc độ riêng của mình đã đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Đây chính là những gợi mở quan trọng để luận án tiếp thu và đề xuất đƣợc những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong thời gian tới.

1.2.2. Những nội dung kế thừa và cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã có, luận án xin đƣợc kế thừa các thành tựu mà các cơng trình nghiên cứu này đã đạt đƣợc nhƣ:

Khái niệm chính sách cơng, thực hiện chính sách cơng, chính sách BHYT, thực hiện chính sách BHYT; vai trị, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách BHYT; đề xuất quan điểm, giải pháp thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS, v.v.

Hiện nay, dƣới tác động mạnh mẽ của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, nhằm cung cấp luận cứ khoa học để hoàn thiện, đổi mới và xây dựng các cơ chế thực hiện chính sách BHYT phù hợp với nhu cầu đảm bảo ASXH của đồng bào DTTS cần có những đánh giá tồn diện và liên ngành hơn nữa. Đối sánh với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác định cần tiếp tục làm rõ thêm một số nội dung nhƣ: Làm sáng tỏ hơn lý luận về thực hiện chính

sách BHYT đối với đồng bào DTTS; chỉ ra thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Lào Cai nói riêng và thực trạng thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam nói chung. Từ góc nhìn của chính sách cơng, luận án cần đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm chỉnh sửa, hoàn thiện, thay đổi thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam.

Có thể thấy, cho đến thời điểm này chƣa có cơng trình nào đề cập một cách hệ thống và trực tiếp tới vấn đề "Thực hiện chính sách BHYT đối với

đồng bào DTTS ở Việt Nam (từ thực tế tỉnh Lào Cai)" từ góc độ của Chính

sách cơng. Vì thế, luận án này có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.

Tiểu kết Chƣơng 1

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng nói chung và thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng. Từ góc độ tiếp cận của đề tài, có thể chia thành các nhóm cơng trình nhƣ sau:

- Nhóm cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng nói chung;

- Nhóm cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS;

- Nhóm cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Lào Cai.

Các cơng trình này đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những vấn đề có liên quan đến nội dung của luận án. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu có sẵn, luận án xác định những khoảng trống từ những nghiên cứu trên để tiếp tục làm rõ từ góc độ của chính sách cơng. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, từ góc nhìn của chính sách cơng, đề tài luận án "Thực hiện chính sách BHYT

đối với đồng bào DTTS (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)" vừa có tính kế

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w