Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào
2.2.2. Vai trị của thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân
bào dân tộc thiểu số
Chính sách BHYT là một trụ cột trong đảm bảo ASXH, đóng vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, KCB, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đồng bào DTTS. Thực hiện chính sách BHYT góp phần tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về Công tác dân tộc đã xác định: “Tăng cường cơ sở khám,
chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS” [5] là một trong
những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách. Đặc biệt, “Chiến lược quốc gia bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
122/QĐ-TTg, ngày 10/01/2013 cũng đã nêu rõ: “bảo đảm mọi người dân, đặc
biệt người nghèo, đồng bào DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng” [103]. Có thể nói, thực hiện chính sách BHYT là một
công cụ giúp cho đồng bào DTTS chống lại đói nghèo, bệnh tật, gánh nặng chi phí tài chính, đƣa dịch vụ y tế có chất lƣợng gần hơn tới đồng bào DTTS. Thực hiện hiệu quả chính sách BHYT sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS nói riêng và cả nƣớc nói chung. Vai trị của thực hiện chính sách BHYT đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội ở vùng đồng bào DTTS đƣợc thể hiện ở một số mặt cụ thể nhƣ sau:
Một là, thực hiện chính sách BHYT góp phần đảm bảo ASXH và cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào DTTS
Thực hiện chính sách BHYT sẽ tạo cơ hội cho đồng bào DTTS đƣợc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lƣợng tốt và bình đẳng. Khi tham gia BHYT, đồng bào DTTS sẽ đƣợc quỹ BHYT chia sẻ khó khăn về chi phí KCB. Đồng thời, BHYT cũng đảm bảo cho đồng bào DTTS có điều kiện chăm sóc sức khỏe, bất kể là họ giàu hay nghèo, hay ở bất kỳ vị trí nào.
Những chính sách ƣu đãi trong cấp phát thẻ BHYT miễn phí thể hiện tính nhân văn và sự chia sẻ. Chính sách BHYT đã giúp đồng bào DTTS giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện ổn định cuộc sống, sản xuất, đẩy mạnh cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nƣớc.
Đồng bào DTTS ở những vùng khó khăn sẽ khơng có điều kiện tham gia BHYT và sẽ khơng có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế để KCB, chăm sóc sức khỏe nếu khơng có chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Do đó, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS sẽ trực tiếp góp phần đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ và tái phân phối thu nhập. Ngƣời DTTS tham gia BHYT sẽ đƣợc hƣởng lợi và có cơng bằng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế có chất lƣợng cao hơn.
Hai là, thực hiện chính sách BHYT góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH vùng DTTS.
Đặc điểm chung của vùng DTTS là có điều kiện KT-XH khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Vì thế, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT sẽ trực tiếp hỗ trợ đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo thơng qua việc giảm gánh nặng tài chính khi khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Chính sách BHYT trang bị cho đồng bào DTTS cơ chế tài chính để chống lại những rủi
bản để giảm chi tiêu cho y tế, có điều kiện và chuyển đổi nguồn lực cho phát triển kinh tế gia đình. Thực tế đã cho thấy, thực hiện chính sách BHYT đã trở thành một “cứu cánh” tài chính khi đồng bào DTTS bị ốm đau, bệnh tật.
Thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS sẽ góp phần quan trọng vào phát trển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Một xã hội dù phát triển đến đâu thì cũng chỉ đƣợc coi là một xã hội tiến bộ thực sự khi có mạng lƣới y tế tốt và mọi ngƣời dân khoẻ mạnh. Thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS góp phần vào thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội và làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân. Việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS khơng chỉ có ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nƣớc đối với sức khỏe, đời sống của ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, mà còn là giải pháp căn cơ giúp đồng bào từng bƣớc vƣơn lên ổn định cuộc sống.
Chính sách BHYT trực tiếp góp phần ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng DTTS. Chính sách BHYT cùng với các chính sách ASXH khác đã có đóng góp quan trọng vào cơng cuộc chống lại đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng và xung đột xã hội ở vùng DTTS. Nhờ vậy đã củng cố lòng tin, tạo
sự đoàn kết xã hội, đồng thuận và ủng hộ hết mình của đồng bào DTTS đối với những chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi.
Ba là, thực hiện chính sách BHYT góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS quản lý rủi ro trong cuộc sống
Thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS xuất phát từ điều kiện khách quan là đa phần họ khơng có điều kiện mua thẻ BHYT nếu khơng có sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Vì thế, thực hiện chính sách BHYT trợ giúp đồng bào DTTS khi gặp rủi ro, giúp đồng bào ổn định cuộc sống và sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu để lao động sản xuất. Nhờ tham gia BHYT, đồng
bào DTTS đã khơng phải đơn phƣơng chống đỡ với những khó khăn gây ra bởi rủi ro sức khoẻ. Bởi lẽ, khi tham gia BHYT họ sẽ nhận đƣợc sự chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng - của ngƣời có thu nhập cao đối với ngƣời có thu nhập thấp, của ngƣời không ốm hoặc chƣa ốm với ngƣời đang ốm, của ngƣời bệnh nhẹ với ngƣời bệnh nặng, v.v. Nhờ đó mà chính sách BHYT đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân trong việc quản lý, phòng ngừa rủi ro về sức khỏe cho bản thân. Đồng bào DTTS ngày càng hiểu rõ hơn về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa nhân văn chính sách BHYT.
Bốn là, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc
Thực hiện chính sách BHYT thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc đối với sức khỏe, đời sống của đồng bào DTTS. Đây là sự cụ thể hóa quyền đƣợc đảm bảo ASXH, đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và là sự thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với đồng bào DTTS. Chính sách BHYT là cơ hội tốt để đồng bào DTTS đƣợc thụ hƣởng các tiến bộ về y học, đƣợc chăm sóc sức khỏe. Đây là một cơ chế đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội trong thụ hƣởng các tiến bộ về y học, đƣợc chăm sóc sức khỏe với điều kiện và chất lƣợng cao của đồng bào DTTS. Kết quả thực hiện chính sách BHYT ở vùng DTTS đã góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bƣớc tạo sự bình đẳng trong KCB giữa vùng dân tộc, miền núi với các vùng khác.
2.2.3. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS là một thành phần quan trọng của hệ thống chính sách đảm bảo ASXH của Việt Nam. Chính sự tăng trƣởng bền vững liên tục và hiệu quả của các chính sách cơng khác và chính sách BHYT đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của đồng bào DTTS.
Về mặt lịch sử hình thành, sự ra đời của Nghị định số 229-HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc ban hành Điều lệ BHYT đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình thực hiện chính sách BHYT cho ngƣời dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Dựa vào mức độ luật hóa và mức độ mở rộng đối tƣợng, phạm vi của chính sách có thể chia q trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam làm 2 giai đoạn nhƣ sau:
* Giai đoạn từ trước năm 2008
Q trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS giai đoạn trƣớc năm 2008 có đặc điểm chung là các chế độ mới chỉ dừng lại cho ngƣời lao động làm việc trong các khu vực nhà nƣớc. Mặc dù còn rất sơ khai nhƣng tại Điều 56, Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ Tƣ, Quốc hội khóa VIII đã quy định “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy
định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm cơng ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động” [42]. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng nhất, làm căn cứ để từng bƣớc mở rộng phạm vi bao phủ BHYT, tiến tới xây dựng lộ trình BHYT tồn dân, trong đó có ngƣời DTTS trên cả nƣớc. Đặc biệt Nghị định số 299-HĐBT về việc ban hành Điều lệ BHYT (gồm 5 Chương, 25 Điều; trong đó quy định rõ mức đóng góp và
trách nhiệm đóng góp BHYT; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT; sử dụng thẻ BHYT và Quỹ BHYT; giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm) là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đặt nền móng cho việc hồn
thiện chính sách, pháp luật về thực hiện BHYT cho đồng bào DTTS ở nƣớc ta trong những giai đoạn sau.
Đi kèm với việc ban hành chế độ, chính sách, tổ chức thực hiện chính sách BHYT cũng đã đƣợc thành lập nhằm đảm bảo thực hiện các quy định
trong thực tế. Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. BHXH Việt Nam là cơ quan thống nhất quản lý Quỹ và thực hiện các chế độ bảo hiểm (BHXH, BHYT).
Đặc biệt, ngày 24/01/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Và, tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP (6/12/2002) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ: Vị trí của BHXH Việt
Nam được xác định là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý quỹ và thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT. Trong hoạt động, hệ thống BHXH
Việt Nam có 19 nhiệm vụ và quyền hạn. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ quan BHXH Việt Nam ở Trung ƣơng có 18 đơn vị trực thuộc giúp việc Tổng giám đốc; ở BHXH cấp tỉnh có 08 Phịng chun mơn nghiệp vụ giúp việc giám đốc BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện.
Trong giai đoạn này, bộ máy thực hiện chính sách BHYT tiếp tục đƣợc đổi mới và hồn thiện nhằm đáp ứng những địi hỏi của thực tiễn. Cụ thể, ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới. Theo quy định tại Nghị định này, “BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có
chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo quy định của pháp luật” [17].
Để giúp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ BHXH,
trong thành phần Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Phịng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định tùy vào từng thời điểm.
Về chế độ BHYT đối với đồng bào DTTS, Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho ngƣời nghèo đã giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho ngƣời nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/ngƣời/năm, đồng thời quy định đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ khám, chữa bệnh theo quyết định gồm:
(1) Ngƣời nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trƣởng Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội;
(2) Nhân dân các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt "Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa";
(3) Nhân dân các DTTS vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 30/10/2001 về việc "Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên" và nhân dân các DTTS tại 6 tỉnh đặc biệt khó
khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về "Phát triển KT-XH ở 6 tỉnh đặc biệt
khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005".
Để cụ thể hóa chính sách trên, Điều lệ BHYT năm 2005 cũng đã tiếp tục xác định ngƣời dân vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và đồng
bào các DTTS nhƣ trong Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg là những đối tƣợng ƣu tiên đƣợc NSNN đảm bảo đóng BHYT để chi trả vào các hoạt động KCB theo quy định của BHYT và chi phí vận chuyển trong trƣờng hợp chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định. Trong Điều lệ này, mức phí BHYT đóng tạm thời cho các đối tƣợng này là 50.000 đồng/ngƣời/năm.
Đến tháng 8 năm 2008, Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã điều chỉnh mức đóng BHYT đối với các đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội, trong đó có đồng bào DTTS. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng đối với các đối tƣợng này bằng 3% mức tiền lƣơng tối thiểu hiện hành. Ngoài ra, quyết định cũng nêu rõ NSNN bảo đảm nguồn đóng BHYT (hỗ trợ 100%) cho các đối tƣợng là ngƣời nghèo, ngƣời dân vùng đặc biệt khó khăn, ngƣời DTTS và hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT cho đối tƣợng là ngƣời cận nghèo. Quyết định này cũng quy định rõ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tƣợng này lấy 100% từ ngân sách trung ƣơng đối với các địa phƣơng chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách, 50% từ ngân sách trung ƣơng đối với các địa phƣơng có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ƣơng dƣới 50% gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh