Dân số các DTTS tỉnh Lào Cai năm 2019

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 81 - 98)

TT Dân tộc Số dân Tỷ lệ Nam Nữ

Tổng DTTS 483.654 100,0 246.458 237.196 1 Tày 108.326 22,4 55.024 53.302 2 Thái 2.859 0,6 1.183 1.676 3 Mƣờng 1.904 0,4 1.000 904 4 Nùng 31.150 6,4 15.747 15.403 5 Mông 183.172 37,9 93.952 89.220 6 Dao 104.045 21,5 52.675 51.370 7 Giáy 33.119 6,8 17.085 16.034 8 Hà Nhì 4.661 1,0 2.362 2.299 9 Phù Lá 10.293 2,1 5.327 4.966 10 Bố Y 1.925 0,4 1.009 916 11 DTTS khác 2.200 0,5 1.094 1.106

Theo các nhà nghiên cứu, các DTTS ở tỉnh Lào Cai có thể chia thành các nhóm nhƣ sau:

- Nhóm ngơn ngữ Việt - Mƣờng: gồm các tộc ngƣời Việt và Mƣờng; - Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái và Ka đai: gồm các tộc ngƣời Tày (nhóm Thu Lao, Pa Dí), Thái (Thái Trắng, Thái Đen), Giáy, Bố Y (Tu Dí), Nùng (Nùng Dín, Nùng An) và La Chí;

- Nhóm ngơn ngữ Mơng - Dao: gồm có ngƣời Mơng (Mơng Lềnh, Mơng Đơz, Mông Đuz, Mông Suaz, Mông Njuôz) và Dao (Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Làn Tẻn) và Dao Họ (Dao Quần Trắng)).

- Nhóm ngơn ngữ Hán - Tạng: có ngƣời Hoa (Xạ Phang, Hoa), Hà Nhì, Phù Lá (Xá Phó, Pu Dang).

Bản sắc văn hóa các DTTS tỉnh Lào Cai đƣợc thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, lễ hội, các nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian và không gian làng bản của cộng đồng. Ngày nay, bản sắc văn hóa các DTTS tỉnh Lào Cai đã tạo động lực cho phát triển KT-XH thông qua phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, đƣợc cụ thể hóa bằng Đề án “Phát triển thiết

chế văn hóa, thể thao, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào Cai”

và Đề án “Phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, Lào Cai thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để hỗ trợ du lịch phát triển và ngƣợc lại.

Đa số đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai cƣ trú ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đây đều là những vùng có vị trí chiến lƣợc trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Mặc dù năm 2019, dân số thành thị của Lào Cai đã tăng lên đạt 23,5%, nhƣng điều này cũng không làm thay đổi thực trạng là hầu hết đồng bào DTTS sống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đáng lƣu ý là trong khi dân tộc Kinh có phân bố tƣơng đối cân bằng giữa nông thôn và thành thị thì chỉ có 7,7% đồng bào DTTS

sống ở thành thị và 92,3% sống ở nơng thơn, trong đó dân tộc Mông hầu hết sống ở nông thôn (97,3%) [116]. Bảng 3.2: Số ngƣời DTTS sống ở vùng dân tộc DTTS thời điểm 01/7/2015 và 01/10/2019 Toàn quốc/tỉnh Năm Tổng số ngƣời DTTS (ngƣời) Số ngƣời DTTS sống ở vùng dân tộc (ngƣời) Tỷ lệ ngƣời DTTS sống ở vùng dân tộc (%) Toàn quốc 2015 13.386.330 11.959.384 89,34 2019 14.119.256 12.168.399 86,18 Lào Cai 2015 447.473 425.561 95,10 2019 483.654 446.381 92,29

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Kết quả điều tra thực trạng KT-XH

53 DTTS năm 2015 và năm 2019

Nhìn chung, đời sống của đồng bào các DTTS tỉnh Lào Cai cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cịn cao so với mức bình qn chung, khoảng cách chênh lệch về mức sống, trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng, hoạt động sản xuất, sinh kế của đồng bào DTTS không thuận lợi do sinh sống trên những vùng có địa hình hiểm trở, thƣờng xun chịu ảnh hƣởng lớn của thiên tai, lũ lụt và tác động của biến đổi khí hậu. Mặc dù tốc độ giảm nghèo của tỉnh Lào Cai hàng năm đều đạt và vƣợt mức độ bình quân chung của cả nƣớc, tuy nhiên, trong tƣơng quan so sánh với tổng số hộ nghèo của tỉnh thì số hộ nghèo DTTS lại tăng đáng kể theo từng năm. Nếu nhƣ năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Lào Cai là 27,41% (43.835 hộ), trong đó hộ nghèo DTTS chiếm 90,07% với 39.484 hộ, thì theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2020 cho thấy, tổng số hộ nghèo của tồn tỉnh Lào Cai đã giảm đáng kể, chỉ cịn 14.322 hộ, chiếm 8,20%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo DTTS lại tăng lên chiếm 92,02% trên tổng số hộ nghèo

của tỉnh (13.179 hộ). Tuy nhiên, so với cả nƣớc, tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai vẫn thuộc diện rất cao.

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ nghèo DTTS của Lào Cai trong so sánh với cả nƣớc năm 2016 và 2020 T T CẢ NƢỚC/ TỈNH Năm 2016 (Quyết định số 945/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/6/2017) Năm 2020 (Quyết định số 576/QĐ-LĐTBXH ngày 18/5/2021) Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ nghèo DTTS Tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên tổng số hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ nghèo DTTS Tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên tổng số hộ nghèo (%) 1 Cả nƣớc 1.986.697 8,23 956.820 48,16 761.322 2,75 466.610 61,29 2 Lào Cai 43.835 27,41 39.484 90,07 14.322 8,20 13.179 92,02

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Quyết định của Bộ LĐ,TB&XH

Trong những năm qua, trọng tâm của thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS đƣợc tỉnh Lào Cai tập trung vào ƣu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào DTTS; Tăng cƣờng khả năng tiếp cận cũng nhƣ cung cấp dịch vụ y tế có chất lƣợng phục vụ đồng bào; Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo và đồng bào DTTS, v.v. Nhờ đó mà đồng bào DTTS đã ngày càng có nhiều cơ hội đƣợc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mức độ công bằng y tế, công bằng sức khỏe của đồng bào DTTS so với các nhóm dân cƣ có trình độ KT-XH phát triển hơn vẫn còn cả một chặng đƣờng dài. Số lƣợng nhân viên y tế, mạng lƣới cơ sở khám chữa bệnh ở vùng DTTS còn mỏng và chất lƣợng chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân. Những kết quả thống kê, khảo sát thực trạng số lƣợng nhân lực y tế tại các trạm y tế tỉnh Lào Cai cho thấy đúng với những nhận định trên.

Bảng 3.4: So sánh số lƣợng cán bộ, nhân viên y tế tại các trạm y tế tỉnh Lào Cai với các xã vùng DTTS vùng/cả nƣớc

Đơn vị: Người Đơn vị hành chính Tổng số Bác sỹ Y sỹ/ Y tá/ Điều dƣỡng viên Nữ hộ sinh Dƣợc sỹ Dƣợc Nhân viên khác Toàn bộ các xã vùng DTTS (cả nƣớc) Tổng số 33.429 4.781 18.306 5.038 3.172 350 1.782 + Là ngƣời DTTS 12.675 1.992 7.360 1.904 707 103 609 + Tỷ lệ 37,91 41,66 40,09 37,79 22,29 29,43 34,18

Trung du và miền núi phía Bắc Tổng số 13.541 1.938 7.837 1.865 1.092 155 654 + Là ngƣời DTTS 8.214 1.088 4.876 1.294 439 87 430 + Tỷ lệ 60,66 56,14 62,22 69,38 40,20 56,13 65,75 Tỉnh Lào Cai Tổng số 907 46 557 165 123 6 10 + Là ngƣời DTTS 485 15 318 91 49 5 7 + Tỷ lệ 53,47 32,61 57,09 55,15 39,84 83,33 70,00 Nguồn: [116]

3.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

3.2.1. Khái quát hệ thống chủ thể và quy trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

- Khái quát hệ thống chủ thể

Để thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai, về mặt tổ chức theo quy định hiện hành có sự tham gia của nhiều chủ thể, với

những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Có thể sắp xếp hệ thống các chủ thể thành 2 nhóm chính: 1) Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; 2) Hệ

thống cơ quan thuộc ngành BHXH.

Thứ nhất: Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước

Ngồi chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, để cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách pháp luật về BHYT đối với ngƣời DTTS trên địa bàn, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án BHYT

toàn dân giai đoạn 2012 - 2015. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do lãnh đạo UBND

tỉnh làm Trƣởng ban, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BHXH tỉnh Lào Cai làm Phó Trƣởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Tài chính, Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tƣ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai, Hội Nơng dân tỉnh Lào Cai và một số thành viên thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội khác.

Năm 2020, UBND Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4505/QĐ-

UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Lào Cai. Theo đó, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Lào

Cai gồm 29 thành viên có nhiệm vụ tham gia xây dựng, giao chỉ tiêu phát triển ngƣời tham gia BHYT để đƣa vào chỉ tiêu phát triển KT-XH hằng năm của từng cấp; Tiếp tục tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về BHYT; đổi mới nội dung, phƣơng pháp truyền thông trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, vai trị, lợi ích, ý nghĩa của chính sách BHYT, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp tới ngƣời dân về các lợi ích khi tham gia BHYT để ngƣời dân biết, tích cực tham gia, nhằm đảm bảo ASXH lâu dài, bền vững; tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHYT, v.v.

Có thể thấy, việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT tỉnh Lào Cai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cƣờng hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đã thể hiện sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao trong việc thực hiện chính sách BHYT nói chung và đối với đồng bào DTTS nói riêng, hƣớng tới mục tiêu BHYT toàn dân.

Tại cấp huyện, Ban Chỉ đạo cấp huyện do lãnh đạo UBND huyện làm Trƣởng ban, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện, Giám đốc BHXH huyện làm Phó Trƣởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các phịng, ban, các tổ chức đồn thể, xã hội có liên quan tại địa phƣơng.

Q trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở tỉnh Lào Cai cịn có sự phối hợp của các sở, ngành, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Các sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công đã chủ động nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS trong tỉnh. Cơ chế, hoạt động phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp với BHXH tỉnh về thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS đƣợc cụ thể hóa bằng quy chế cụ thể nhƣ: Quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh Lào Cai và Liên

đoàn Lao động tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT ngày 30/5/2012; Quy chế phối hợp công tác giữa BHXH tỉnh Lào Cai và Cục thuế tỉnh Lào Cai ngày 22/4/2015, v.v.

Để xác định trách nhiệm cụ thể của một số cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan phối hợp trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng và pháp luật về BHYT nói chung, ngày 23/01/2015, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc triển khai thực

hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Theo đó, trách nhiệm

- Đối với Sở Y tế tỉnh Lào Cai

Chỉ đạo các cơ sở KCB bố trí, sắp xếp nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức KCB cho BHYT; Điều tiết và đầu tƣ nâng cao năng lực KCB tại các tuyến cơ sở, các bệnh viện tuyến huyện nhằm hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; Chỉ đạo các cơ sở KCB nâng cao chất lƣợng KCB, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa việc lạm dụng quỹ BHYT.

- Đối với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Hàng năm, phối hợp với Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Ban Dân tộc chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí mua BHYT cho đồng bào DTTS trong tỉnh thuộc diện NSNN mua trình UBND tỉnh; bố trí kinh phí cho UBND các huyện để thực hiện BHYT cho đồng bào DTTS; căn cứ dự tốn kinh phí hàng năm, tham mƣu cho UBND tỉnh về mức phí BHYT hỗ trợ cho đồng bào DTTS theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014; cân đối, phân bổ ngân sách Trung ƣơng để bảo đảm nguồn thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS theo quy định của Luật BHYT sửa đổi; hƣớng dẫn việc chuyển kinh phí từ nguồn chi phí quản lý quỹ BHYT cho UBND cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn; hƣớng dẫn thi hành các điều, khoản đƣợc giao trong Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ.

- Đối với UBND cấp huyện

Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với BHXH huyện thực hiện cơng tác thơng tin, tun truyền rộng rãi về chính sách BHYT đối với ngƣời dân nói chung và ngƣời DTTS nói riêng; Hàng năm, căn cứ dự tốn kinh phí đƣợc UBND tỉnh giao, chỉ đạo cân đối ngân sách để mua BHYT cho ngƣời DTTS tại địa phƣơng; Phối hợp BHXH huyện lập danh sách ngƣời DTTS tham gia BHYT trên địa bàn theo quy định của Luật BHYT sửa đổi.

thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nội dung phối hợp thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào

DTTS giữa các chủ thể đƣợc xác định tại Điều 4 của Quy chế. Theo đó, các chủ thể cần phải tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn hệ thống chính sách, pháp luật về BHYT đối với đồng bào DTTS trong toàn tỉnh; Phối hợp giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi về BHYT cho đồng bào DTTS; Thực hiện liên thông giữa các ngành, địa phƣơng, đơn vị trong giải quyết chế độ BHYT; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách BHYT theo quy định của pháp luật; Tổng hợp, thống kê, tổ chức họp, sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHYT đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tại địa phƣơng.

Thứ hai, hệ thống cơ quan BHXH - Đối với BHXH tỉnh Lào Cai

Trách nhiệm của BHXH tỉnh Lào Cai trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS là phối hợp với Sở Y tế xác định và lập danh sách các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT, đăng ký ban đầu theo quy định của Bộ Y tế; Xác định số lƣợng ngƣời DTTS tham gia BHYT đăng ký ban đầu phù hợp với năng lực cung cấp dịch vụ y tế và khả năng cân đối nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế tiếp nhận đăng ký ban đầu trên địa bàn tỉnh; Hƣớng dẫn việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và khu vực giáp ranh giữa các tỉnh cho đồng bào DTTS…; Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với các cơ sở y tế theo quy định…; Quản lý tập trung cơ sở dữ liệu thẻ BHYT, cơ sở dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh BHYT của ngƣời DTTS trong toàn tỉnh, v.v.

- Đối với BHXH cấp huyện

Là cơ quan quản lý có vị trí thấp nhất trong hệ thống tổ chức, BHXH cấp huyện có trách nhiệm tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 81 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w