ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Một phần của tài liệu đánh giá của học viên về dịch vụ đào tạo văn bằng hai đại học tại trường đại học nha trang (Trang 49 - 104)

1994)

4.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

 Mục tiêu và phương pháp thực hiện:

- Mục tiêu: xác định mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu, để thang đo có độ tin cậy thỏa mãn điều kiện cho phép.

- Phương pháp thực hiện: sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha để loại bỏ các biến rác. Các biến có độ tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị lọai và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Alpha đạt từ 0.6 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

* Lệnh trong SPSS: Analyze – Scale – Reliability Analyze.

 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha của các thang đo được thể hiện như sau:

4.5.1. Thang đo “Cơ sở vật chất (Phương tiện hữu hình)”:

Thành phần cơ sở vật chất có hệ số Cronbach Alpha là 0.726 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được giữ lại.

4.5.2. Thang đo “Tin cậy”:

Thành phần tin cậy có hệ số Cronbach Alpha là 0.823 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Bên

cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được giữ lại.

4.5.3. Thang đo “Đáp ứng”:

Thành phần đáp ứng có hệ số Cronbach Alpha là 0.750 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của ba biến iii17 – Sinh viên đủ thời gian để hiểu những điều buộc phải học và có thể có thời gian nghiên cứu thêm những tài liệu khác, iii19 – Tổ chức các lần thi trong đợt học hợp lý và iii23 – Có nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với mỗi môn học để tăng độ chính xác là nhỏ hơn 0.3 (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép) nên phải loại ba biến này ra để tính toán lại hệ số Cronbach Alpha cho thành phần này.

Khi loại biến iii17, iii19, iii23, thành phần Đáp ứng có hệ số Cronbach Alpha là 0.802 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Tuy nhiên hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến iii18 là lớn nhất (0.810), do đó biến iii18 sẽ được loại bỏ để thang đo có độ tin cậy cao hơn.

Khi loại biến iii18, thành phần Đáp ứng có hệ số Cronbach Alpha là 0.810, hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến còn lại đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) và hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đó đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được giữ lại.

4.5.4. Thang đo “Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo”:

Thành phần năng lực quản lý và phục vụ đào tạo có hệ số Cronbach Alpha là 0.774 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được giữ lại.

4.5.5. Thang đo “Sự cảm thông”:

Thành phần sự cảm thông có hệ số Cronbach Alpha là 0.691 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho

phép). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được giữ lại.

4.5.6. Thang đo “Sự hài lòng chung”:

Thành phần sự hài lòng chung có hệ số Cronbach Alpha là 0.785 (> 0.6), hệ số này có ý nghĩa. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến đó đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha nên các biến này đều được giữ lại.

Tóm lại:

Qua phân tích Cronbach Alpha đối với các thang đo đo lường sự thỏa mãn của sinh viên văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang như trên ta có các thang đo sau:

- Cơ sở vật chất (Phương tiện hữu hình) gồm 6 biến quan sát: i1, i2, i3, i4, i5, i6 với hệ số Cronbach Alpha là 0.726.

- Tin cậy gồm 5 biến quan sát: ii7, ii8, ii9, ii10, ii11 với hệ số Cronbach Alpha là 0.823.

- Đáp ứng gồm 8 biến quan sát: iii12, iii13, iii14, iii15, iii16, iii20, iii21, iii22 với hệ số Cronbach Alpha là 0.810.

- Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo gồm 8 biến quan sát: iv24, iv25, iv26, iv27, iv28, iv29, iv30, iv31 với hệ số Cronbach Alpha là 0.774.

- Sự cảm thông gồm 4 biến quan sát: v32, v33, v34, v35 với hệ số Cronbach Alpha là 0.691.

- Sự hài lòng chung gồm 4 biến quan sát: vi36, vi37, vi38, vi39 với hệ số Cronbach Alpha là 0.785.

Tất cả đều có:

- Hệ số Cronbach Alpha nhỏ nhất là 0.691 (> 0.6) nên đảm bảo độ tin cậy. - Hệ số tương quan biến – tổng trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép).

- Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến của các biến trong từng thành phần đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha.

- Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Crobach Alpha có 4 biến bị loại: iii17, iii18, iii19, iii23.

Do đó, các biến đo lường các thành phần trên đều được sử dụng cho các phân tích tiếp theo vì đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê (Xem bảng 4.6).

Bảng 4.6 : Cronbach Alpha của các thành phần thang đo. Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng

Alpha nếu loại

biến Cơ sở vật chất i1 17.35 10.029 0.476 0.685 i2 17.75 9.019 0.469 0.688 i3 17.49 9.124 0.558 0.658 i4 17.75 9.838 0.447 0.692 i5 17.82 9.477 0.437 0.697 i6 17.06 10.876 0.394 0.707 Alpha = 0.726 Tin cậy ii7 11.31 7.449 0.622 0.787 ii8 11.16 7.706 0.624 0.786 ii9 11.21 7.538 0.713 0.762 ii10 10.92 7.900 0.568 0.802 ii11 11.11 7.760 0.567 0.803 Alpha = 0.823 Đáp ứng iii12 23.50 14.762 0.688 0.763 iii13 23.55 16.223 0.493 0.793 iii14 23.19 16.291 0.538 0.787 iii15 23.89 16.222 0.481 0.795 iii16 24.03 16.771 0.384 0.809 iii20 23.45 15.135 0.567 0.782 iii21 23.55 16.370 0.552 0.786 iii22 23.55 15.900 0.507 0.791 Alpha = 0.809

Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo

iv24 20.69 17.787 0.451 0.753 iv25 20.74 18.596 0.423 0.758 iv26 20.53 17.687 0.470 0.750 iv27 20.33 18.385 0.390 0.763 iv28 21.29 17.457 0.497 0.745 iv29 21.12 16.751 0.558 0.734 iv30 21.56 16.248 0.539 0.738 iv31 21.32 18.085 0.465 0.751 Alpha = 0.792 Sự cảm thông v32 9.29 3.723 0.470 0.632 v33 8.93 3.915 0.540 0.588 v34 8.39 4.039 0.468 0.631 v35 8.95 4.091 0.428 0.656 Alpha = 0.691

4.6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ - EFA (Phụ lục số 4)

 Mục tiêu và phương pháp thực hiện:

- Mục tiêu: Phân tích nhân tố sẽ giúp cho thấy được các thang đo trên có tách ra thành những thành phần mới hay không? Điều này sẽ giúp cho chúng ta đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính đồng nhất.

- Phương pháp: Thực hiện phân tích nhân tố EFA, sử dụng Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải từ 50 % trở lên, các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 tiếp tục bị loại (Othman & Owen, 2002).

* Lệnh trong SPSS: Analyze – Data Reduction – Factor.  Kết quả thực hiện:

4.6.1. Thang đo các thành phần sự thỏa mãn của sinh viên:

- Kết quả EFA lần thứ nhất cho thấy có 9 yếu tố được trích tại Eigenvalue là 1.046 và phương sai trích được 69.928 % với chỉ số KMO là 0.780. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp. Tuy nhiên, Factor loading lớn nhất của biến i4 và i5 nhỏ hơn 0.5, không thỏa mãn tiêu chuẩn trên. Ta không loại một lúc hai biến này mà sẽ loại biến có Factor loading lớn nhất mà không đạt nhất trước (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2008). Factor loading lớn nhất của biến i5 bằng 0.452, nhỏ hơn biến i4, ta ưu tiên loại biến i5 trước. Bên cạnh đó, yếu tố thứ 09 chỉ có một biến iii13, không đủ tiêu chuẩn một yếu tố phải có ít nhất hai biến nên ta loại thành phần này cùng với biến iii13.

- Kết quả EFA lần thứ hai cho thấy có 7 yếu tố được trích tại Eigenvalue là 1.197 và phương sai trích được là 64.722 % với chỉ số KMO là 0.775. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp. Tuy nhiên, Factor loading lớn nhất của các biến i4, iv27, iv29 nhỏ hơn 0.5, không thỏa mãn tiêu chuẩn trên. Factor loading lớn nhất của biến iv27 bằng 0.462, nhỏ hơn hai biến kia, ta ưu tiên loại biến iv27 trước.

- Kết quả EFA lần thứ ba cho thấy có 7 yếu tố được trích tại Eigenvalue là 1.152 và phương sai trích được là 65.477 % với chỉ số KMO là 0.783. Như vậy,

việc phân tích nhân tố là thích hợp. Tuy nhiên, Factor loading lớn nhất của biến iv29 bằng 0.487 nhỏ hơn 0.5, không thỏa mãn tiêu chuẩn nên ta loại biến iv29.

- Kết quả EFA lần thứ tư cho thấy có 7 yếu tố được trích tại Eigenvalue là 1.149 và phương sai trích được là 65.678 % với chỉ số KMO là 0.781. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp và phương sai trích đạt yêu cầu (> 50 %). Các biến quan sát đều có Factor loading lớn nhất từ 0.5 trở lên. Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê. (Xem bảng 4.7)

Bảng 4.7: Kết quả EFA cuối cùng thang đo các thành phần sự thỏa mãn của sinh viên.

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 5 6 7

Giang vien luon lich su, thong cam, than thien .778

Nhan vien, giang vien an mac lich su, trang nha .715

Giang vien co kien thuc chuyen mon sau .673

Nhan vien, giang vien thuc hien cong viec cua minh

dung han .660

Giao vien dam bao gio len lop .591

Nhan vien, giang vien san long giup do anh, chi .562

Nha truong luon dap ung dung yeu cua sinh vien .776

Nha truong luon dam bao thong tin kip thoi .742

Anh/Chi luon tin tuong vao hua hen cua truong .705

Nha truong luon quan tam, giup do sinh vien .658

Nha truong thuc hien day du cac cam ket .638

Nha truong luon quan tam tim hieu tam tu nguyen

vong cua sinh vien .795

Giai quyet nhanh chong cac thu tuc hanh chinh .792

Nha truong luon tin hieu yeu cau cua sinh vien .657

Khieu nai sinh vien duoc nha truong giai quyet .644

Cac phong hoc dap ung nhu cau ve cho ngoi,… .753

Thiet bi CNTT hien dai .721

Truong khang trang, sach se .673

Cac phong hoc duoc bo tri thuan tien .523

Anh/Chi co the yen tam hoc tap tai truong .758

Hoat dong cua nhan vien, giang vien cho anh/chi su

tin tuong .659

Nhan vien, giang vien khong bao gio to ra qua ban

ron de tu choi giup do .607

Nhan vien, giang vien luon tin hieu tam tu, nguyen

vong cua anh/chi .722

Nhan vien, giang vien luon co nhung loi khuyen tot

khi anh/chi can tu van .718

Nha truong luon tao dieu kien tot nhat cho sinh vien .645

Noi dung chuong trinh dao tao hien dai, de hieu .784

Chuong trinh dao tao hien tai duoc phan phoi hop

- Tính toán hệ số Cronbach Alpha cho các nhân tố mới rút trích từ EFA:

1) Thang đo yếu tố 1:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.814 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

2) Thang đo yếu tố 2:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.823 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

3) Thang đo yếu tố 3:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.808 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4) Thang đo yếu tố 4:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.632 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

5) Thang đo yếu tố 5:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.682 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

6) Thang đo yếu tố 6:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.720 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha

nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

7) Thang đo yếu tố 7:

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha bằng 0.623 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.3, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Vì vậy, thang đo này đủ độ tin cậy để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

- Giải thích và đặt tên các yếu tố sau khi phân tích EFA: 1) Yếu tố thứ nhất gồm 6 biến quan sát sau:

i6 - Nhân viên, giảng viên của trường ăn mặc lịch sự, trang nhã (coi trong hoc vien)

iii12 - Nhân viên, giảng viên thực hiện công việc của mình đúng hạn iii14 – Nhân viên, giảng viên luôn sẵn lòng giúp đỡ anh/chị

iii20 - Giảng viên luôn lịch sự, thông cảm, thân thiện hòa nhã với sinh viên iii21 - Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

iii22 – Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

Năm biến này liên quan đến sự chuyên nghiệp, lịch sự, coi trọng học viên, … của nhân viên, giảng viên đối với việc phục vụ đào tạo và giảng dạy. Ta đặt tên cho yếu tố thứ nhất là “Đảm bảo của nhân viên, giảng viên”.

2) Yếu tố thứ hai gồm 5 biến quan sát sau:

ii7 – Anh/Chị luôn tin tưởng vào những hứa hẹn của trường ii8 – Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ sinh viên

ii9 – Nhà trường luôn đáp ứng đúng yêu cầu sinh viên

ii10 – Nhà trường thực hiện đầy đủ các cam kết với sinh viên

ii11 – Nhà trường đảm bảo thông tin đến với sinh viên kịp thời, chính xác Năm biến này đều thuôc thành phần tin cậy, vậy ta giữ nguyên tên yếu tố thứ ba là “Tin cậy”.

3) Yếu tố thứ ba gồm 4 biến quan sát sau:

Một phần của tài liệu đánh giá của học viên về dịch vụ đào tạo văn bằng hai đại học tại trường đại học nha trang (Trang 49 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)