1994)
4.7. ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Kết quả phân tích EFA cho ra bảy thành phần mới đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê qua đánh giá lại hệ số Cronbach Alpha. Như vậy, bảy thành phần mới này thay thế cho năm thành phần ban đầu. Do đó, mô hình lý thuyết phải được điều chỉnh lại cho phù hợp và để thực hiện các phân tích tiếp theo. Mô hình sau khi điều chỉnh được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau EFA.
Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh:
H1: Mức độ cảm nhận về sự đảm bảo tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
H2: Mức độ cảm nhận về độ tin cậy tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
H3: Mức độ cảm nhận về sự đáp ứng tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
H4: Mức độ cảm nhận về sự cảm thông tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
H5: Mức độ cảm nhận về cơ sở vật chất tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Đảm bảo Tin cậy Đáp ứng Sự cảm thông Cơ sở vật chất SỰ THỎA MÃN CỦA SINH VIÊN H1 H2 H3 H4 H5 Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo H6 Chương trình đào tạo H7
H6: : Mức độ cảm nhận về năng lực quản lý và phục vụ đào tạo tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
H7: Mức độ cảm nhận về nội dung và sự phân bổ chương trình đào tạo tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Phương trình nghiên cứu hồi quy tổng quát được xây dựng như sau:
SHL =β0 + β1*Dambao + β2*Tincay + β3*Dapung + β4*Camthong + + β5*Vatchat + β6*Nangluc + β7*Chuongtrinh
Trong đó:
SHL: Sự hài lòng của sinh viên (được xem là biến phụ thuộc).
Các biến độc lập là: Dambao (Đảm bảo); Dapung (Đáp ứng); Tincay (Tin cậy); Camthong (Sự cảm thông); Vatchat (Cơ sở vật chất); Nangluc (Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo); Chuongtrinh (Chương trình đào tạo).