1994)
2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.6.1. Mô hình của tác giả Nguyễn Như Nhơn (2009), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học viên đang theo học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bến Tre”:
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Nhơn. Cơ sở vật chất
Tin cậy
Đáp ứng
Năng lực quản lý & phục vụ đào tạo Sự cảm thông SỰ THỎA MÃN CỦA SINH VIÊN H1 H2 H3 H4 H5 Học phí H6
2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài:
Đề tài này sẽ dựa vào mô hình nghiên cứu trước của tác giả Nguyễn Như Nhơn (2009), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học viên
đang theo học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bến Tre”. Tuy nhiên, đề
tài này là nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo, tức là sự hài lòng của sinh viên ở đây chỉ nhắm vào chất lượng dịch vụ cảm nhận nên đề tài chỉ sử dụng lại các thành phần chất lượng dịch vụ cảm nhận trong nghiên cứu trước của tác giả Nguyễn Như Nhơn, đó là:
- Cơ sở vật chất: phương tiện hữu hình phục vụ đào tạo.
- Tin cậy: khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn.
- Đáp ứng: nói lên sự sẵn sàng thực hiện của nhân viên, giảng viên đối với mong muốn của sinh viên.
- Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo.
- Sự cảm thông: thể hiện sự quan tâm đến từng sinh viên.
Thành phần học phí không được áp dụng cho nghiên cứu này vì nó không thuộc thành phần chất lượng dịch vụ cảm nhận.
Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài được trình bày trong hình sau:
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài. Cơ sở vật chất
Tin cậy
Đáp ứng
Năng lực quản lý & phục vụ đào tạo Sự cảm thông SỰ THỎA MÃN CỦA SINH VIÊN H1 H2 H3 H4 H5
Từ mô hình nghiên cứu đề nghị trên, xin được đưa ra các giả thuyết nghiên cứu của đề tài:
Giả thuyết H1: Mức độ cảm nhận về cơ sở vật chất tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Giả thuyết H2: Mức độ cảm nhận về mức độ tin cậy tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Giả thuyết H3: Mức độ cảm nhận về mức độ đáp ứng tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Giả thuyết H4: Mức độ cảm nhận về năng lực quản lý và phục vụ đào tạo tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Giả thuyết H5: Mức độ cảm nhận về sự cảm thông tăng sẽ gia tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên.
Luận văn sẽ không đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố này mà chỉ nêu ra những khái niệm này để có kiến thức nền tảng phục vụ cho việc xác định các biến đo lường của mô hình đề xuất cũng như việc diễn giải các kết quả của nghiên cứu.
Mô hình lý thuyết với các giả thuyết từ H1 đến H6 được kiểm định bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5% theo mô hình sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6
Trong đó:
Y: Sự thỏa mãn của sinh viên.
X1, X2, X3, X4, X5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng lần lượt là: cơ sở vật chất, tin cậy, đáp ứng, năng lực quản lý và phục vụ đào tạo, sự cảm thông.
CHƯƠNG 3:
MÔ HÌNH SỰ THỎA MÃN CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
3.1. GIỚI THIỆU
Chương 3 sẽ trình bày các vấn đề sau:
- Quá trình nghiên cứu định tính gồm: thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. - Mô hình nghiên cứu thực nghiệm sau định tính.