Việt Nam có điều kiện tự nhiên cho sự phát triển kinh tế biển, cơng nghiệp đóng tàu và phát triển nguồn nhân lực cho nó, nhưng

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 59 - 61)

biển, cơng nghiệp đóng tàu và phát triển nguồn nhân lực cho nó, nhưng chưa được khai thác phát huy đầy đủ

Việt Nam là một quốc gia biển, với chiều dài hơn 3.260 km, trên 4.000 đảo lớn nhỏ và có vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, án ngự ở vị trí huyết mạch lưu thông của các tuyến đường Hàng hải quốc tế quan trọng. Về mặt dân số, có khoảng 30 triệu người sống dọc bờ biển. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa cũng như các đảo, nhiều khu vực bờ biển nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển, là phát triển ngành cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Biển Việt Nam được đánh giá là vùng có đa dạng, phong phú các loại tài nguyên, khoáng sản với trữ lượng tương đối lớn: khoảng 10 tỉ tấn dầu qui đổi, cùng các loại khoáng sản có giá trị khác như than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh. Việt Nam là một nước có biển liền kề với tuyến hàng hải quốc tế quan trọng bậc nhất của thế giới. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng biển lớn và phát triển các ngành công nghiệp biển, dịch vụ biển,…

Nhưng mặt khác, cũng phải thấy rằng, sự thuận lợi về giao thông, giàu có về tài nguyên, dài rộng về chủ quyền biển đảo cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức trong bảo vệ, khai thác, phát huy. Chúng ta mới xác định trong

thời gian gần đây chiến lược về biển, kinh tế biển và nhiều vấn đề khác nữa liên quan đến lĩnh vực này. Trong bối cảnh những áp lực trên biển đang có xu hướng gia tăng, việc nhận thức một cách đúng đắn về vai trò của biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta trước mắt và lâu dài, việc tạo ra sự đột phá về tư duy chiến lược biển là rất cần thiết để khai thông cho thực tiễn tiến lên. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của một diện tích biển khá lớn, trong một vùng biển có nhiều tranh chấp với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Trung Quốc - một nước lớn đang có tham vọng với biển Đơng. Chúng ta chưa đủ sức để khai thác có hiệu quả những lợi thế giao thơng và tài nguyên biển. Nguồn lợi được khai thác từ biển mới từ 15 - 20% của tiềm năng từ biển Việt Nam. Trên thế giới, vận tải biển đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngành hàng hải Việt Nam mỗi năm mới chỉ đóng góp khoảng 5% GDP; trong khi với tiềm năng hạn chế hơn nhiều, Singapore đã thu nhập từ vận tải biển đạt tới 30% GDP.

Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta chưa thể tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển là do sự bất cập về phương tiện, cơng cụ. Số lượng tàu có trọng tải trên 40.000 tấn của Việt Nam rất ít, đa số là dưới 30.000 tấn, khơng đáp ứng nhu cầu thực tế, trang thiết bị kỹ thuật tàu kém chất lượng, không đạt chuẩn, tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn rất cao. Độ tuổi trung bình của tàu Việt Nam là 19 tuổi, quá cao so với độ tuổi trung bình của thế giới là 12 tuổi.

Các ưu thế và những thách thức từ biển của Việt Nam cho thấy các ngành: vận tải biển, khai thác dầu khí, đánh bắt thủy sản, du lịch và cả những yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia về biển đảo... đang có nhiều tiềm năng, cơ hội nhưng cũng đứng trước nhiều vấn đề và thách thức mới. Một trong những câu trả lời cho các vấn đề trên phải được tìm ra từ bản thân ngành CNĐT và phát triển nguồn nhân lực cho nó.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w