Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực của ngành cơng nghiệp đóng tàu ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 107 - 112)

14. Cty CKHH Miền Nam (Cục HH) 15 Cty TNHH MTV Hải Bình (Bộ

3.1.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực của ngành cơng nghiệp đóng tàu ở nước ta hiện nay

ngành cơng nghiệp đóng tàu ở nước ta hiện nay

*Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành qua một số giai đoạn. Những năm 2005 - 2007, nguồn nhân lực cho ngành chưa đáp ứng đủ cả

về số lượng và chất lượng. Các đơn vị thành viên ln trong tình trạng lúc thiếu, lúc thừa lực lượng lao động. Hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo bậc đại học, cao đẳng hay trung học dạy nghề và chuyên nghiệp về ngành CNĐT ở nước ta lúc đó cịn mỏng. Cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giảng viên chưa được đầu tư tương xứng nên năng lực trình độ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đang tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Cả nước mới chỉ có 02 cơ sở đào tạo kỹ sư chuyên ngành về đóng tàu thủy đạt trình độ đại học, sau đại học, đó là Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Cịn 03 trường đại học cịn lại là: Trường đại học Thủy sản Nha Trang, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thì vừa mới được bổ sung đào tạo chuyên ngành cơ khí tàu thuyền (chưa được gọi là chuyên ngành). Các cơ sở đào tạo trung học và dạy nghề chuyên nghiệp về ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy ở nước ta hồi đó đã có nhưng chất lượng đào tạo của các cơ sở này cịn thấp, quy mơ nhỏ bé. Các trường Công nhân kỹ thuật Bạch Đằng; Trường trung học chuyên nghiệp đường thủy; Trường trung học chuyên nghiệp thủy sản có năng lực đào tạo chỉ vài trăm lao động/năm, chưa đủ đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành.

Giai đoạn 2007 - 2010, do quy mơ CNĐT phát triển, các cơ sở đóng mới

và sửa chữa tàu mở rộng trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, nhu cầu lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNĐT Việt Nam đã xuất hiện. Trước nhu cầu lớn về nguồn nhân lực trong toàn ngành, Ban lãnh đạo Tập đoàn CNTT Việt Nam đã đầu tư nâng cấp hệ thống các cơ sở đào tạo cũ và mới trên địa bàn cả nước. Năng lực đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá đã được nâng cao. Nếu như năm 1996 mới chỉ có 2 cơ sở đào tạo đóng mới và sửa chữa tàu thì đến năm 2008 ngành đã có thêm nhiều cơ sở đào tạo mới: 5 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp dạy nghề… đã được mở ra trên phạm vi toàn quốc.

Hệ thống các trường nghề đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho ngành CNĐT đang từng bước được đầu tư xây dựng hoàn thiện hơn. Cụ thể gồm các trường sau: Trường Công nhân kỹ thuật Bạch Đằng đã tiếp nhận đào tạo khoảng 1.020 học sinh, số sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt khoảng 650 người; Trường Đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ Công nghiệp tàu thủy I mở 03 khóa đào tạo hệ chính quy dài hạn và tổ chức chiêu sinh năm 2005 - 2006 với số lượng học sinh chiêu sinh 883 người; Trường nghiệp vụ II đã chiêu sinh 150 học sinh trong năm học 2005 - 2006; Trường nghiệp vụ III khóa đầu đã tuyển được 400 học sinh, năm 2005 - 2006 Trường tuyển được 520 học sinh.

Tổng cơng ty CNTT Việt Nam cịn phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành trong và ngoài nước cử người đi đào tạo nâng cao năng lực và khả năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Năm 2006 - Tập đoàn đã đưa 320 lượt người đi tham quan, học ngắn hạn, trung hạn ở nước ngoài, đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là 180 người; cử đi đào tạo trong nước về chuyên môn nghiệp vụ 1.198 người; bổ túc về kỹ thuật là 3.200 người [87, tr.10-11].

Số liệu trên cho thấy, “nguồn cung” lao động trình độ cao cho ngành giai đoạn này chủ yếu đến từ 7 trường nghề của Tổng công ty CNTT Việt Nam, một số trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Giao thông vận tải, Bách khoa và các trường nghiệp vụ. Số lượng hàng năm khoảng hơn 1000 người. Ngồi ra cịn có các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và trung cấp nghề với lượng đào tạo khoảng gần 4000 người lao động, tuy có thể đáp ứng về số lượng, song trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Trong đó, đáng chú ý nhất là q trình đào tạo nguồn nhân lực thiết kế, chuyên gia hoạch định sản xuất và kỹ sư đóng tàu cịn tụt hậu xa so với các tiêu chuẩn quốc tế. Số có chứng chỉ quốc tế cịn thấp, khơng đủ khả năng để thiết kế tàu theo kịp yêu cầu của thị trường.

Giai đoạn 2010 đến nay, để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực đáp ứng nhu cầu của ngành trong giai đoạn tái cơ cấu, Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là các nhóm nhân lực trình độ cao như kỹ sư và cán bộ quản lý.

Năm 2010 - 2011, Tập đoàn đã cử 5 cán bộ đi nghiên cứu sinh nước ngoài và 855 lượt cán bộ thuộc Công ty mẹ và các đơn vị thành viên tham dự học các

khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng

quản lý như: nhận thức về các kỹ năng quản lý chất lượng, xây dựng nhà máy,

kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý dự án;

Năm 2012 - 2013, Tập đồn tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chun mơn ngắn hạn cho cán bộ cơ quan Tập đồn và các đơn vị thành viên để nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức về: quản lý vốn nhà nước, bồi dưỡng quản trị tài sản công, đào tạo và cung cấp chứng chỉ đấu thầu, nâng cao năng lực tuyển dụng và xây dựng chế độ đãi ngộ nhân viên,… tổ chức hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến tái cơ cấu lĩnh vực lao động, tiền lương, BHXH;

Năm 2014, Tổng công ty cử 11 lượt cán bộ tham gia bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, tổ chức tập huấn cho 120 lượt cho lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các đơn vị thành viên về nghiệp vụ tài chính, kế tốn và kiểm sốt;

Năm 2015, Tổng cơng ty tổ chức 3 hội nghị tập huấn về công tác cổ phần hóa, chế độ kế tốn doanh nghiệp mới, bồi dưỡng kỹ năng quản trị cho 218 lượt lãnh đạo và cán bộ Tổng công ty và các đơn vị thành viên; Cử 14 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo khác: Đào tạo nghiệp vụ kiểm soát viên, nghiệp vụ pháp chế công chức, viên chức, nghiệp vụ triển khai đánh giá tác động về môi trường,…;

Năm 2016 - 2017, Tổng công ty tổ chức 3 lớp học ngoại ngữ cho 30 cán bộ tham gia khóa học; Cử 40 cán bộ đi học 9 lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức tập huấn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2015 cho 50 học viên của các đơn vị phía Nam [5].

Thực tế của q trình tái cơ cấu cho thấy, các cơ sở đào tạo nghề của ngành đóng mới và sửa chữa tàu ở nước ta hiện đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc, các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ nhất là những kỹ năng thiết kế, lập dự án quản lý vốn, quản lý tài sản công, kỹ năng mềm, kỹ năng tuyển dụng được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao năng lực của công nhân viên trong ngành.

Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN trong lĩnh vực đóng mới, sửa chữa tàu thủy hiện nay và nhu cầu đòi hỏi ngày tăng càng cao về chất lượng nguồn nhân lực ở các nhà máy đóng tàu thì sự phát triển như trên của hệ thống giáo dục - đào tạo trong ngành vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn. Vẫn cịn có nhiều hạn chế bất cập: đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và yếu về tin học, ngoại ngữ; nội dung chương trình đào tạo cịn nặng về lí thuyết hàn lâm coi nhẹ thực hành, chưa bám sát vào thực tế của ngành, nhiều kiến thức đã lạc hậu, thiếu cập nhật; cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, các phịng thí nghiệm cịn thiếu và chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện đại. Do đó, người học thiếu kỹ năng làm việc với cơng nghệ hiện đại, làm việc nhóm, thiếu năng lực sáng tạo, yếu về ngoại ngữ và tin học.

Nhìn chung, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành trong thời

gian gần đây đã được cải thiện và nâng cao, nhưng điểm rõ nhất có lẽ vẫn là tính chất bị động so với yêu cầu thực tiễn. Đào tạo nhân lực vẫn theo tín hiệu của cơng việc, mà cơng việc thì bấp bênh theo biến động lên xuống của thị trường. Khả năng dự báo nhu cầu của quá trình đào tạo nhân lực cho CNĐT khá bất cập.

Ở đây dần nổi rõ một vấn đề: tư duy chiến lược về phát triển ngành khá nhiều thiếu sót, kể cả trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho CNĐT.

* Về tuyển dụng, sử dụng, phát huy năng lực của người lao động.

Trong cơ chế thị trường, là hiện nay khi ngành CNĐT đang đẩy nhanh đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp, các hình thức cổ phần hố và chuyển đổi thành Cơng ty TNHH một thành viên hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ, Công ty con đã làm thay đổi căn bản các chính sách, cơ chế về tuyển và sử dụng lao động của ngành này. Đó là chuyển từ cơ chế bao cấp trước đây sang cơ chế thị trường, lấy mục tiêu kinh tế, mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Các hợp đồng lao động đều dựa trên cơ sở 2 bên tự thoả thuận là chính nên việc ký hợp đồng lao động cũng diễn ra thơng thống hơn trên nguyên tắc việc cần người và người cần việc.

Cơ chế mới đã tạo nên sự công bằng hơn giữa những người lao động và có tác dụng tích cực trong việc phát huy tối đa khả năng của họ trong lao động sản xuất, kinh doanh. Các quy trình sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu ngày càng thể hiện sự phân cơng lao động có tính chun mơn hố cao. Các hợp đồng đóng mới tàu sau khi được ký kết với các đối tác thì được phân và bàn giao cụ thể từng tổng đoạn, phân đoạn tới các bộ phận gia công, chế tạo, lắp ráp ở các xưởng sản xuất theo nguyên tắc khoán sản phẩm và chịu trách nhiệm. Do vậy, quyền lợi của người lao động được gắn liền với các sản phẩm - kết quả lao động. Người lao động có tay nghề kỹ thuật chun mơn cao được coi trọng, người lao động đã bước đầu được hưởng thành quả lao động của mình. Cơ chế này đã góp phần thúc đẩy người lao động phải không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ tay nghề, chun mơn nghiệp vụ.

Bên cạnh những ưu điểm trên, thì chính sách, cơ chế dùng người của ngành CNĐT Việt Nam trong những năm qua còn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Việc đào tạo, sử dụng lao động khơng đúng chun mơn cịn diễn ra phổ biến ở nhiều nhà máy. Thiếu kỹ sư chun ngành, nên ở nhiều nhà máy có khơng ít kỹ sư phải làm kiêm nhiệm cả thi cơng, thậm chí kiêm cả đăng kiểm.

Việc lựa chọn, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực trong ngành đóng tàu ở nước ta hiện cịn thiếu tính khoa học, khơng căn cứ trên năng lực chuyên môn và khả năng lao động thực tế; một số hiện tượng tiêu cực như: “chạy việc”, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, chưa cơng tâm, chưa hợp lý, cịn định kiến, hẹp hịi trong bố trí và sử dụng cán bộ… đã làm thui chột nhân tài, lãng phí cán bộ, làm "chảy máu chất xám". Khơng những thế, trong thực tế còn một số lãnh đạo đơn vị xây dựng ê kíp làm việc khơng tn theo ngun tắc tổ chức của Đảng, vì quyền lợi cá nhân hoặc của nhóm ít người, loại bỏ những người thẳng thắn, có chun mơn tốt ra khỏi dây chuyền.

Số liệu khảo sát ở 9 đơn vị trên địa bàn các tỉnh phía Bắc với tổng số 324 cán bộ kỹ thuật cho thấy: có 23 người khơng được sử dụng đúng chuyên

môn (chiếm xấp xỉ 7%); 78 người có năng lực và khả năng chuyên môn tốt không được phát huy hoặc phải thun chuyển cơng tác vì lý do kể trên, và người có trình độ, năng lực kém hoặc cơ hội được vào vị trí quản lý lãnh đạo (chiếm xấp xỉ 24%); trong số đó, ở những đơn vị có năng suất lao động cao hoặc hiệu quả cơng tác tốt thì con số này thấp hơn (chiếm xấp xỉ 3 - 7%), ở những cơ sở kém phát triển ở những đơn vị trì trệ thì tỷ lệ này rất lớn (có đơn vị chiếm tới gần 60%).

Như vậy, việc tuyển dụng, khai thác nguồn nhân lực của ngành đã bước đầu phát huy được tính tích cực và chủ động của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu cực và hạn chế như “chạy việc”, “dân chủ hình thức”, sử dụng người khơng đúng chun mơn, thiếu cơ chế “mở” để khuyến khích, “giữ chân người tài”… Những vấn đề này xuất phát trực tiếp từ một bộ phận tiêu cực của nhóm cán bộ quản lý ngành CNĐT. Đây là nhân tố gây cản trở lớn đến sự phát triển của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w