lược tái cơ cấu ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 đến nay đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành CNĐT Việt Nam và đẩy ngành này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành trong việc trụ vững và phát triển. Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy ngành đóng tàu Việt Nam đang dần bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập cả về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.
Sự khủng hoảng của Vinashin
Từ khi Vinashin được thành lập năm 2006 trên cơ sở chuyển Tổng công ty cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam thành Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam, Vinashin nhận được nhiều ưu đãi về vốn từ Chính phủ nhằm thực
hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, Vinashin đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Chính phủ. Vinashin được ủy thác sử dụng toàn bộ 750 triệu USD số tiền phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005 của Chính phủ. Ngồi ra, Vinashin đã tự đứng lên vay nước ngồi 600 triệu USD và huy động được hàng nghìn tỷ đồng ở trong nước.
Nắm lượng vốn rất lớn trong tay, Vinashin liên tiếp mắc sai lầm trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, đầu tư ngồi ngành tràn lan là sai lầm có tính chiến lược của đội ngũ quản lý cao cấp của Tập đoàn. Từ năm 2006 đến năm 2008, kinh tế trong nước và thế giới có sự tăng trưởng mạnh mẽ, Vinashin "tích cực" tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh bên cạnh nhiệm vụ chính là đóng mới và sửa chữa tàu.
Tập đồn này đã thành lập gần 200 cơng ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất thép, xi măng, dịch vụ bảo hiểm, xây dựng khu cơng nghiệp, hàng khơng, ngân hàng,... thậm chí đến cả xe máy. Vinashin trở thành tập đoàn đa ngành nhất trong số các tập đồn, tổng cơng ty của Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2007.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cuối năm 2008 đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến Vinashin, làm cho những sai lầm, yếu kém của Tập đoàn này bộc lộ. Sự thua lỗ của Vinashin trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như sau:
Ở dự án Thép Cà Nà - một dự án liên doanh với Tập đoàn Lion (Malaysia) với tổng vốn đăng ký lên tới 9,8 tỷ USD - khó khăn tài chính khiến chủ đầu tư nước ngoài (Tập đoàn Lion) rút lui, dự án không thể triển khai đúng tiến độ dẫn tới bị thu hồi giấy phép làm cho Vinashin thua lỗ hơn 80 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực tài chính, năm 2007, Vinashin chi tới gần 1.500 tỷ đồng (tương đương 90 triệu USD khi đó) để mua cổ phần của Tập đồn Bảo Việt. Song, đến năm 2009, do thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, Tập đoàn này buộc phải thối vốn ở Cơng ty bảo hiểm này, chấp nhận thua lỗ gần một nửa số tiền đầu tư.
Không chỉ vậy, trước khi suy thoái kinh tế, Vinashin đã ký hàng trăm hợp đồng với quy mô hợp đồng 5 - 6 tỷ, nhưng sau đó, do ngành vận tải biển suy thối, nhiều đối tác đã hủy hợp đồng khiến Vinashin bị thiệt hại lớn.
Có lẽ, thiệt hại lớn nhất trong đầu tư của Vinashin là thương vụ mua tàu Hoa Sen. Vốn là tàu chở xe và hành khách do Italy sản xuất từ năm 2001, Hoa Sen được Tập đoàn mua lại vào năm 2007 với số tiền lên tới 60 triệu USD (tương đương 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá bấy giờ). Hoa Sen sau đó được cải hóa làm tàu chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Do tàu cũ, chất lượng thấp nên tàu càng chạy càng lỗ và chỉ thực hiện gần 40 chuyến thì phải dừng, trong khi mỗi năm Tập đoàn vẫn phải trả lãi vay gần 80 tỷ đồng.
Vay nhiều vốn, đầu tư thua lỗ nhưng phải tới năm 2010 bức tranh tài chính ảm đạm tại Vinashin mới thực sự được lột tẩy qua đợt thanh tra của Chính phủ. Theo báo cáo của Chính phủ, tính tới cuối năm 2009, tổng tài sản của Vinashin là hơn 104.000 tỷ đồng, trong đó 86.000 tỷ đồng (chiếm hơn 80%) là số tiền nợ phải trả. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinashin hoàn toàn dựa vào vốn đi vay là chủ yếu. Đến đầu năm 2010, Vinashin đã khơng cịn bảo tồn được vốn Nhà nước giao, thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng, nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả; nhiều nhà máy đóng cửa, cơng nhân khơng có việc làm.
Tại phiên họp ngày 31/7/2010, Bộ Chính trị đã thảo luận và đưa ra kết luận Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai
phạm có tính chất nghiêm trọng. Những yếu kém, sai phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo Vinashin trong đó có Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, trình độ cán bộ lãnh đạo Công ty mẹ và các đơn vị thành viên
của Tập đoàn chưa đáp ứng yêu cầu quản trị của một tổ chức kinh tế lớn.
Thứ hai, các lãnh đạo Vinashin, trước hết là Hội đồng Quản trị và người
đứng đầu có nhiều sai lầm, khuyết điểm trong quản lý, tổ chức, điều hành, xác định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý những công ty con, công ty liên kết, tiến hành các hoạt động quản lý vốn, đầu tư xây dựng, tài chính, vay và trả nợ.
Thứ ba, chỉ trong một thời gian ngắn, Tập đoàn đã mở rộng quá nhanh
quy mơ tập đồn, mở ra quá nhiều công ty con, công ty liên kết mà những công ty này không phải là những chuyên ngành phục vụ cho nhiệm vụ chính của Vinashin.
Thứ tư, những lãnh đạo cao cấp của Vinashin có năng lực hạn chế, thiếu
trách nhiệm, tùy tiện, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ khi chỉ đạo các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bố trí cán bộ.
Thứ năm, Vinashin đã chậm xây dựng Điều lệ hoạt động và các quy
định quản lý tài chính khác.
Thứ sáu, một số cơ quan tham mưu liên quan của Chính phủ, một số cơ
quan chức năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương và địa phương chưa giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về cơng tác tổ chức, cán bộ và tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Vinashin.
Những hạn chế, sai lầm trên khiến cho cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ của ngành đóng tàu Việt Nam khơng được đầu tư tương xứng có nhiều dây chuyền, thiết bị lạc hậu; đầu tư diàn trải, chắp vá, thiếu đồng bộ làm cho hiệu quả sử dụng thấp. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong tổng số 128 cơ sở đóng tàu trên cả nước thì số cơ sở có thể sửa chữa tàu biển có tải trọng từ 6.500 tấn trở lên chỉ là “đếm trên đầu ngón tay” [137]. Hiện cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơng nghệ của các nhà máy đóng tàu ở nước ta chỉ đủ điều kiện đóng và sữa chữa những loại tàu nhỏ, tính năng kỹ thuật đạt ở mức trung bình và thấp.
Nội dung của chiến lược tái cơ cấu Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC)
Đứng trước bờ vực phá sản của Vinashin, ngày 18/06/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg về việc tái cơ cấu Tập đoàn này với mục tiêu sớm ổn định sản xuất kinh doanh, trả được nợ, có lãi, từng bước tích lũy và phát triển.
Ở đề án tái cơ cấu, theo đó, chia tập đồn Vinashin ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; cơng nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.
Các công ty không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đồn và chưa có điều kiện hồn thiện, thì được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác phù hợp và có điều kiện hơn để đầu tư, quản lý, khai thác. Điều này tạo điều kiện cho Tập đoàn giảm nợ, bổ sung nguồn vốn vào các dự án đóng mới tàu. Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và Tập đoàn Vinashin phải thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu tài chính của Tập đồn, gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh - tài chính tổng thể của
Tập đồn; tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và đời sống cho người lao động.
Sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu, căn cứ Kết luận số 65- KL/TW, ngày 06/6/2013 của Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP và Quyết định số 1224/QĐ-TTg, ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đồn CNTT Việt Nam, trong đó, mục tiêu là: “Giữ được các cơ sở đóng và sửa chữa tàu có truyền thống, có điều kiện và khả năng phát triển dài hạn, duy trì cơ bản năng lực của ngành đóng tàu; giảm thiểu tối đa thiệt hại, sớm khắc phục tình trạng thua lỗ và từng bước phát triển bền vững” [113]. Các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu Tập đoàn được thực hiện đồng bộ: tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và là tái cơ cấu lao động. Nhiệm vụ đặt ra là phải giữ được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn nghiệp vụ, lực lượng cơng nhân có tay nghề cao.
Chiến lược tái cơ cấu của ngành đóng tàu từ năm 2013 đến nay đã góp phần khơi phục và phát triển nguồn nhân lực. Thơng qua tái cơ cấu lao động, tái cơ cấu doanh nghiệp nguồn nhân lực CNĐT đã có sự tinh giảm, giữ lại được những lao động có năng lực, trình độ cao, loại bỏ dần lao động có trình độ yếu kém.