14. Cty CKHH Miền Nam (Cục HH) 15 Cty TNHH MTV Hải Bình (Bộ
3.2.2. Những bất cập trong cơ chế, chính sách “dùng người” đang hạn chế sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Cơng nghiệp đóng tàu
hạn chế sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam
Cơ chế, chính sách dùng người, chế độ đãi ngộ nhân tài trong ngành CNĐT dù đã có những biến chuyển tích cực so với trước đây nhưng hiện cịn khá nhiều bất cập. Việc tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ con người vẫn còn khá nhiều tiêu cực xẩy ra. “Chạy việc”, “chạy chức”, phe nhóm chia chác lợi ích trong tuyển dụng đã diễn ra. Những người có năng lực thực sự đã khơng được trọng dụng. Người được tuyển chọn vào những vị trí quan trọng của ngành thì khơng có chun mơn đúng, khơng đủ trình độ, thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm nghề nghiệp.
Nổi cộm nhất là vấn đề ở nhóm cán bộ quản lý của ngành CNĐT và nhiều doanh nghiệp. Có khá nhiều cán bộ quản lý bất cập về trình độ, thiếu năng lực đảm đương trách nhiệm và kém về phẩm chất đạo đức. Sự lựa chọn sai lầm về con người này khiến cho CNĐT Việt Nam đã và sẽ còn phải trả giá. Hàng loạt các vụ án lớn của Vinashin, Vinaline... đã chỉ ra vấn đề này. Bất cập lớn nhất là người
quản lý thiếu tầm nhìn chiến lược để lãnh đạo ngành, dàn trải và sai mục đích trong sử dụng vốn, tâm lý vọng ngoại mà bỏ qua thị trường trong nước; tập trung đầu tư cơ sở vật chất mà xem nhẹ khâu đào tạo nhân lực cho CNĐT...
Sự yếu kém này dẫn đến giảm năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực liên quan, nhất là đối với Chiến lược biển và làm chủ biển đảo quốc gia. Chẳng hạn, theo Nghị định 67/2014/ND-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép để đi biển xa. Đã có nhiều sai sót ở khâu đóng tàu. Tàu đã được làm không đúng thiết kế ban đầu và không đúng những cam kết đối với ngư dân và khơng đảm bảo chất lượng. Tàu nhanh chóng bị hư hỏng, vận hành hay bị trục trặc, do những thiết bị lắp đặt bị đánh tráo trong quá trình sản xuất. Đây cũng chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu làm mất uy tín và gây thiệt hại lớn đối với ngành.
Vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là làm cách nào đảm bảo sự công bằng, dân chủ, minh bạch trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự, đãi ngộ nhân tài? Làm cách nào để hạn chế tối đa những tiêu cực do “lợi ích nhóm” nẩy sinh trong vấn đề bổ nhiệm cán bộ quản lý cho cả ngành và từng doanh nghiệp? Cơ chế nào để tuyển dụng người lao động giỏi, những kỹ sư tài năng, những nhà quản lý tài ba sẽ cống hiến cho sự phát triển của ngành? Và quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để lựa chọn đúng người quản lý - lãnh đạo có đủ đức, đủ tài?
Khắc phục những bất cập trong cơ chế, chính sách dùng người là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành CNĐT và cũng đồng thời là vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực ngành này.