Về quá trình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 85 - 88)

đóng tàu Việt Nam

Tính đến trước năm 2006, ngành CNĐT Việt Nam chưa phải là ngành cơng nghiệp đóng tàu theo đúng nghĩa, mà mới chỉ là những xưởng, xí

Hầu hết các cơ sở đóng tàu ở nước ta, đến năm 2006 có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ cịn lạc hậu. Hệ thống các cầu tàu, ụ, triền đà và hệ thống cảng biển thiếu đồng bộ và kém chất lượng. Các cơ sở mới chỉ dừng lại

ở việc sửa chữa hoàn cải các loại tàu nhỏ đánh cá thành tàu vận chuyển hàng hóa thơ sơ, cịn đóng mới rất ít và chỉ dừng lại ở việc đóng mới các phương tiện tàu thủy đơn giản khoảng 500 - 1000 DWT.

Do cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém nên công việc của các nhà máy đóng tàu rất thụ động. Các đơn đặt hàng thường trông chờ vào số lượng tàu đi qua gặp sự cố, buộc phải sửa chữa. Chính vì lẽ đó, các nhà máy thường xuyên thiếu việc làm, thu nhập thấp, cuộc sống khơng ổn định, đội ngũ nguồn nhân lực có bộ phận chuyển sang ngành khác hoặc bỏ ngành.

Từ năm 2006 đến nay, ngành CNĐT Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng về quy mơ.

Hiện trên cả nước có 128 nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu, trong đó, SBIC là thành viên lớn nhất, chiếm 70% sản lượng đóng tàu của Việt Nam.

Cơ sở vật chất của ngành đã được nâng cấp, mở rộng trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Cụ thể, ở khu vực phía Bắc là nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Sông Cấm, Hạ Long; ở miền Trung là nhà máy đóng tàu Đà Nẵng, nhà máy đóng tàu Nha Trang, nhà máy đóng tàu Dung Quất; ở phía Nam là Khu liên hợp đóng tàu Ba Son, Nhà sửa chữa tàu biển và dàn khoan - Shidlacon, nhà máy đóng tàu biển Sài Gịn, nhà máy liên doanh Hyundai-Vinashin, nhà máy sửa chữa tàu biển và dàn khoan Vũng Tàu, nhà máy đóng tàu Cần Thơ…

Nhiều nhà máy đóng tàu trong Tổng cơng ty tiếp tục được đầu tư nâng cấp, nhiều hệ thống thiết bị nâng đỡ 100 tấn, 150 tấn, 300 tấn được xây lắp đủ khả năng nâng những tổng đoạn lớn. Hàng loạt các thiết bị chuyên dụng khác được mua sắm như xe san phẳng tự động nâng 150 tấn, dây chuyền sơ chế tôn, sắt thép, máy ép thủy lực 1200T, cần cẩu chân đế 50 - 80T, máy phay vạn năng

6T38HS… Gần đây, để phục vụ các cơng trình trọng điểm cho đóng tàu 53.000 DWT, Tàu 34.000 DWT, tàu 100.000 DWT, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư các hạng mục lớn như: đà bán ụ 10.000 - 70.000T; đà tàu 30.000T - 50.000T; Cầu tàu 50.000T, Cầu tàu 550 TEU, triền tàu 6.500T tại các nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Sài Gịn… Cùng với nó là sự ứng dụng hàng loạt cơng nghệ phần mềm tin học hóa trong thiết kế mơ phỏng, là cơng nghệ phần mềm thiết kế thi công 3D giúp cho công đoạn chế tạo môdun và lắp đặt các phụ kiện một cách chính xác; ứng dụng túi khí trong hạ thủy tàu …

Ngành đóng tàu Việt Nam cũng đã đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các quốc gia có ngành CNĐT phát triển trên thế giới để tăng cường năng lực sản xuất và hoàn thiện dần cơ sở vật chất kỹ thuật. Các đối tác gồm những nước có CNĐT tiên tiến gồm: Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tuy nhiên, trên thực tế tiến độ đầu tư phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật còn chậm, dàn trải, nhiều máy móc, thiết bị chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu của ngành CNĐT hiện đại. Những năm gần đây, do khủng hoảng và chương trình tái cơ cấu ngành CNTT Việt Nam giai đoạn (2010 - 2015), nhiều dự án trong Tổng cơng ty phải tạm ngừng, hỗn tiến độ. Thực tế này cũng gây lãng phí rất lớn cho các dự án đang đầu tư dở dang, các công trình chưa hồn thiện, khơng phát huy được tác dụng, các máy móc bị xuống cấp.

Cơng nghiệp phụ trợ của ngành còn rất yếu, hầu hết các thiết bị, vật tư cho CNĐT đều nhập ngoại.

Như vậy, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành đóng tàu ở Việt Nam mặc dù đã được nâng cấp, cải thiện đáng kể song cịn nhiều hạn chế như khơng đồng bộ, công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất thấp. Thực tế này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nguồn nhân lực của ngành. Bởi vì sự hồn thiện, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động nhất là hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao luôn phải gắn với sự hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành.

Tóm lại, cơ cấu tổ chức mới của Tổng công ty CNTT Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư máy móc, thiết bị mới với cơng nghệ tiên tiến để hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành là điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w