Sự phát triển tự thân của công nhân ngành đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 73 - 77)

Về phương diện triết học, nhân tố quan trọng dẫn đến sự phát triển của sự vật là do chính những nhân tố nội tại của sự vật đó. Sự tác động của nhân tố bên ngồi phải thơng qua nhân tố bên trong của sự vật mới phát huy tác dụng. Sự phát triển tự thân của nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của chính nó.

Trong sự phát triển tự thân, ý thức về giai cấp tiền phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lịng tự hào dân tộc, tình u nghề, ý chí phát triển của mỗi người cơng nhân đóng tàu cần được xem là những động lực chính trị tinh thần quan trọng. Tinh thần tự giác rèn luyện học tập để nâng cao tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao tác phong cơng nghiệp, tinh thần nỗ lực sáng tạo, tình yêu nghề của đội ngũ công nhân là nội dung quan trọng cho sự tự hoàn thiện, phát triển.

Việc tăng mức lương cơ bản, thực hiện chế độ trả lương theo năng lực, hiệu quả cơng việc và có các chính sách ưu đãi xứng đáng đối với người tài sẽ kích thích sự tích cực năng động của cơng nhân viên của ngành. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nguồn nhân lực của ngành tự hồn thiện chính mình.

Phát triển nguồn nhân lực CNĐT có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường cũng là yêu cầu tự nhiên hiện nay. Tàu biển và các sản phẩm phục vụ kinh tế biển, cơng nghiệp hàng hải là những hàng hóa đặc thù được trao đổi trong cơ chế thị trường hiện đại với những tiêu chuẩn rất cao về kỹ thuật hàng hải, bảo hiểm, mơi trường. Giá trị lớn của sản phẩm, tính chất kinh tế - chính trị - xã hội, ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế quốc dân... khiến cho chủ thể sản xuất trực tiếp những mặt hàng này, phải có những kiến thức cần thiết về kinh tế thị trường.

Theo đó định hướng để phát triển nhân lực của CNĐT là: Sản xuất với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an tồn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; góp phần tăng sức cạnh tranh của công nghiệp hàng hải Việt Nam, chủ động hội nhập và mở rộng thị trường kinh tế biển trong khu vực và trên thế giới.

Cập nhật và nâng cao năng lực nghề nghiệp và xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chun gia đạt trình độ quốc tế, có chun mơn sâu cũng là một hướng để phát triển nhân lực về CNĐT.

Tiểu kết chương 2

Thực tiễn của CNĐT và kinh nghiệm của thế giới cùng những yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH là cơ sở để xác định những luận cứ lý luận về phát triển nhân lực cho CNĐT Việt Nam hiện nay. Quan niệm về nguồn nhân lực ngành CNĐT, phát triển nguồn nhân lực CNĐT cũng đã được đúc kết từ thực tiễn ngành đóng tàu của thế giới và của Việt Nam kết hợp với những nhận thức lý luận về lĩnh vực này.

Nguồn nhân lực ngành CNĐT là lực lượng lao động (hiện hữu và tiềm năng) được đào tạo, có trình độ học vấn và chun mơn lành nghề, có kinh

nghiệm và năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng, thành tựu khoa học - cơng nghệ vào trong q trình đóng mới, sửa chữa các loại tàu thủy cùng những phương tiện, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp đường thủy, để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Chủ thể phát triển nguồn nhân lực ngành đóng tàu trước tiên là Đảng và Nhà nước với chiến lược kinh tế biển, quốc phịng biển đúng đắn; sau đó là các Bộ ngành chủ quản CNĐT và liên quan đến lĩnh vực này... Chủ thể trực tiếp chính là bản thân đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư và cơng nhân viên của ngành đóng tàu, trong đó chủ đạo là đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư của ngành. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành này trước hết là hồn thiện, cụ thể hóa chiến lược biển vào chiến lược của CNĐT, sau đó là hệ thống chính sách và các biện pháp để nâng cao, hoàn thiện nhân lực CNĐT về chất lượng (tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, văn hóa...) về số lượng (phù hợp yêu cầu thực tế qui mơ, cơ cấu phát triển của ngành đóng tàu) về cơ cấu (tỉ lệ giữa đội ngũ quản lý, kỹ sư và người lao động lành nghề; phân bổ về trình độ chuyên môn trong hệ thống CNĐT;...) để hiệu quả sử dụng, phát huy giá trị nguồn nhân lực ngày càng cao.

Biện pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT bao gồm: xây dựng chiến lược nhân lực, chính sách, kế hoạch, đầu tư, nghiên cứu, dự báo xu thế phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực...

Tính tất yếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CNĐT thường bao gồm các điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, biển là điều kiện tự nhiên có tính chất tiên quyết, chiến lược

về biển là yếu tố chủ quan quyết định đối với việc phát triển ngành CNĐT và nguồn nhân lực ngành này ở mọi quốc gia có biển trên thế giới.

Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và tiếp cận với cách mạng

Thứ ba, chủ động tạo ra nguồn nhân lực cho CNĐT và có ý thức xây

dựng CNĐT có tính lưỡng dụng, kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Thứ tư, các yếu tố vật chất - kỹ thuật để phát triển nguồn nhân lực CNĐT.

Hiện có 3 nhân tố khách quan đóng vai trị bối cảnh, tiền đề cho q trình

phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam, bao gồm.

Thứ nhất, Việt Nam có điều kiện tự nhiên cho sự phát triển kinh tế biển,

CNĐT và phát triển nguồn nhân lực cho nó, nhưng chưa được khai thác phát

huy đầy đủ.

Thứ hai, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tác động

mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam.

Thứ ba, xu thế khai thác biển của thế giới vừa lôi cuốn thúc đẩy, vừa

làm rõ nhiều bất cập của Việt Nam

Có ba nhân tố chủ quan - tự giác tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm:

Thứ nhất, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước xác định vai

trị của ngành CNĐT và phát triển nguồn nhân lực cho nó.

Thứ hai, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành CNĐT thời kỳ

đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Thứ ba, sự phát triển tự thân của cơng nhân ngành đóng tàu Việt Nam.

Trên đây là những nội dung quan trọng nhất mà NCS đã triển khai, phân

tích. Đó là những cơ sở, tiền đề quan trọng để NCS tiếp tục nghiên cứu ở hai chương sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w