Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 38 - 106)

Là các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại 63 tỉnh/thành phố (tỉnh) trên toàn quốc từ năm 2008 đến năm 2010 được các cơ sở y tế chẩn

đoán xác định là Sốt xuất huyết Dengue dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD của Bộ Y tế ban hành năm 2004 (Phụ lục 5) [3].

Các trường hợp tử vong này đã được Ban điều hành Trung ương Dự án phòng, chống Sốt xuất huyết Dengue thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai

đoạn 2006 - 2010 (Ban Điều hành DA TƯ) phối hợp với Trung tâm Y tế dự

phòng (TTYTDP) 63 tỉnh điều tra dựa trên hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân tại các cơ sở y tế điều trị cuối cùng và ghi chép vào phiếu điều tra tử vong lưu trữ tại Ban Điều hành DA TƯ và TTYTDP 63 tỉnh từ năm 2008 đến năm 2010 (Phụ

lục 1) [3].

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ

- Lựa chọn:

+ Các trường hợp tử vong do SXHD tại 63 tỉnh đã được các cơ sở y tế điều trị chẩn đoán xác định là Sốt xuất huyết Dengue và có đầy đủ phiếu điều tra tử vong SXHD được lưu trữ tại Ban Điều hành DA TƯ và TTYTDP 63 tỉnh từ năm 2008 đến năm 2010.

+ Phiếu điều tra tử vong có ghi chép đầy đủ các thông tin của bệnh nhân về: họ tên, tuổi, địa chỉ, ngày tháng khởi bệnh, nhập viện, tử vong, nơi khám bệnh đầu tiên, nơi tử vong, các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn

đoán xác định là SXHD của cơ sở y tếđiều trị cuối cùng. - Loại trừ:

+ Các trường hợp tử vong do SXHD đã được các cơ sở y tế chẩn đoán xác định SXHD nhưng phiếu điều tra tử vong không ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết của bệnh nhân hoặc phiếu điều tra bị mất, rách nát hoặc sửa chữa tẩy xóa.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Ban Điều hành DA TƯ và TTYTDP 63 tỉnh trên phạm vi toàn quốc. TƯ và TTYTDP 63 tỉnh trên phạm vi toàn quốc.

* Một sốđặc điểm vềđịa lý – khí hậu của Việt Nam :

- Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía

đông của bán đảo này. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Cam-pu- chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển

Đông. Việt Nam có diện tích 331.212 km², có địa hình rất đa dạng theo 3 miền với miền Bắc có cao nguyên và châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên dãy Trường Sơn và miền Nam là vùng châu thổ sông Cửu Long.

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Nam với 2 mùa: mùa mưa (từ giữa tháng 5 đến tháng 9) và mùa khô (từ giữa tháng 10 đến tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Hằng năm lượng mưa trung bình từ 1.200 đến 3.000mm, số

giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C - 37°C. Điều kiện khí hậu Việt Nam có nhiệt độ cao và mùa mưa nhiều cùng với phong tục

tập quán trữ nước sinh hoạt của người dân ở một số vùng miền chính là điều kiện thuận lợi cho quần thể muỗi phát triển mạnh nên SXHD trở thành dịch lưu hành hàng năm.

- Về phân cấp hành chính Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, 63 tỉnh/thành phốđược sắp xếp theo 4 khu vực:

+ Miền Bắc: gồm 28 tỉnh/thành phố thuộc phía Bắc Việt Nam. + Miền Nam: gồm 20 tỉnh/thành phố thuộc phía Nam Việt Nam. + Miền Trung: gồm 10 tỉnh/thành phố nằm ở phần giữa Việt Nam. + Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh ở khu vực cao nguyên trung phần Việt Nam. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, các khu vực có khí hậu khác nhau, người dân có phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau, nên sự lưu hành và phát triển bệnh SXHD ở 4 khu vực khác nhau.

2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2010 đến tháng 11/2011. Thu thập và phân tích hồi cứu số liệu từ năm 2008 đến năm 2010. và phân tích hồi cứu số liệu từ năm 2008 đến năm 2010.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả

ngang, hồi cứu số liệu trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 [23].

2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu

Chọn toàn bộ các trường hợp tử vong do SXHD của 63 tỉnh trên toàn quốc từ năm 2008 đến năm 2010 đã được cơ sở y tế chẩn đoán xác định là mắc Sốt xuất huyết Dengue theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của Bộ Y tế

năm 2004 (Phụ lục 5) [3]. Tổng số có 295 trường hợp tử vong do SXHD. Nghiên cứu tiến hành điều tra 288 trường hợp tử vong SXHD (97,63%), loại trừ 7 trường hợp tử vong do SXHD (2,37%) do phiếu điều tra tử vong không ghi chép đầy đủ các thông tin của bệnh nhân, bị mất hoặc thất lạc. Tổng số cỡ mẫu của nghiên cứu là 288 trường hợp.

2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu

2.5.1. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử

vong do Sốt xuất huyết Dengue

* Nhóm biến số, chỉ số về tỷ lệ mắc và tử vong do SXHD

- Tỷ lệ mắc SXHD/ năm (trường hợp/100.000 dân); - Tỷ lệ tử vong do SXHD/năm (trường hợp/100.000 dân) ; - Tỷ lệ tử vong/mắc SXHD/năm (%);

- Tỷ lệ mắc SXHD trung bình 2008-2010 (trường hợp/100.000 dân); - Tỷ lệ tử vong do SXHD trung bình 2008-2010 (trường hợp/100.000 dân); - Tỷ lệ tử vong/mắc do SXHD trung bình 2008-2010 (%).

* Nhóm biến số, chỉ số về phân bố tử vong do SXHD theo địa lý (khu vực, tỉnh)

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo khu vực (trường hợp/100.000 dân); (Khu vực phân theo: miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam);

- Tỷ lệ tử vong/mắc SXHD theo khu vực (%);

- Tỷ lệ tỉnh ghi nhận tử vong do SXHD (%) (Tỉnh phân theo: 63 tỉnh trong toàn quốc);

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo tỉnh (%).

* Nhóm biến số, chỉ số về phân bố tử vong do SXHD theo thời gian (tháng/năm)

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo tháng/năm (%); Tỷ lệ tử vong do SXHD theo tháng/ năm tại từng khu vực (%) (Tháng phân theo: tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12).

* Nhóm biến số, chỉ số về phân bố tử vong do SXHD theo đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân mắc SXHD)

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo nhóm tuổi (%) (Nhóm tuổi phân theo: < 1 tuổi, 1- 5 tuổi, 6-10 tuổi, 11-15tuổi, >15tuổi).

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo nhóm tuổi tại khu vực (%).

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo giới tính (%) (Giới tính phân theo: Nam, Nữ); - Tỷ lệ tử vong do SXHD theo tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân SXHD trong vòng 1 tuần (%) (Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân SXHD phân theo: Có, Không, Không rõ).

2.5.2. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue

* Nhóm biến số, chỉ số về phân bố tử vong do SXHD theo đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo các biểu hiện lâm sàng: Sốt, xuất huyết, gan to, đau đầu, đau mình, đau cơ - xương - khớp, đau bùng, sốc và tiền sốc (%); (Các biểu hiện lâm sàng phân theo: Có, Không).

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo phân độ lâm sàng (%) (Phân độ lâm sàng phân theo: Độ 1, Độ 2, Độ 3, Độ 4. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2004) [3];

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo kết quả xét nghiệm tiểu cầu giảm (/mm3) (Xét nghiệm tiểu cầu giảm phân theo: >100.000/mm3, 50.000 – 100.000/mm3, <50.000/mm3);

- Tỷ lệ tử vong do SXHD theo kết quả xét nghiệm Hematocrit tăng (%) (Xét nghiệm Hematocrit tăng phân theo: < 35%, 35% - 41%, ≥ 42%).

* Nhóm biến số, chỉ số về cơ sở y tế khám và điều trị bệnh nhân

- Tỷ lệ phân bố tử vong do SXHD theo tuyến đầu bệnh nhân đến khám (%) (Tuyến đầu bệnh nhân đến khám phân theo: Y tế tuyến TƯ, Y tế tuyến tỉnh, Y tế

tuyến huyện, Y tế tuyến xã, tư nhân và nơi khác);

- Tỷ lệ phân bố tử vong do SXHD theo tuyến bệnh nhân tử vong (tuyến điều trị cuối cùng) (%) (Tuyến bệnh nhân tử vong phân theo: Y tế tuyến TƯ, Y tế tuyến tỉnh, Y tế tuyến huyện, Y tế tuyến xã, tư nhân và nơi khác).

* Nhóm biến số, chỉ số về thời gian từ lúc khởi bệnh - nhập viện – tử vong

- Tỷ lệ phân bố tử vong do SXHD theo thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện (%) (Tgian KB – NV phân theo: ≤ 2 ngày, từ 3 – 6 ngày, ≥ 7 ngày);

- Tỷ lệ phân bố tử vong do SXHD theo thời gian từ lúc nhập viện đến lúc tử

vong (%) (Tgian NV – TV phân theo: ≤ 2 ngày, từ 3 – 6 ngày, ≥ 7 ngày);

- Tỷ lệ phân bố tử vong do SXHD theo thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc tử

vong (%) (Tgian KB – TV phân theo: ≤ 2 ngày, từ 3 – 6 ngày, ≥ 7 ngày).

* Một số quy ước tại nghiên cứu:

- Tuyến: Tuyến cơ sở y tế từ trung ương – tỉnh – huyện – xã – y tế tư nhân – nơi khác (ví dụ: y tế các bộ, ngành...).

- Thời gian khởi bệnh: Ngày tháng năm bắt đầu có biểu hiện lâm sàng đầu tiên trên các trường hợp tử vong (ví dụ: ngày tháng năm bắt đầu sốt...).

- Thời gian nhập viện: Ngày tháng năm bệnh nhân đi khám lần đầu tiên tại các cơ sở y tế (Y tế tuyến TƯ, Y tế tuyến tỉnh, Y tế tuyến huyện, Y tế tuyến xã, tư

nhân và nơi khác).

* Một số tiêu chí đánh giá các biến số, chỉ số:

- Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, biểu hiện sốc và tiền sốc, các phân độ

lâm sàng của các trường hợp tử vong SXHD theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

SXHD của Bộ Y tế năm 2004 tại Phụ lục 5 [3].

2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Tất cả các bệnh nhân tử vong do mắc SXHD điều trị tại các cơ sở y tế

của 63 tỉnh được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của Bộ Y tế sẽ được báo cáo cho TTYTDP 63 tỉnh và Ban Điều hành DA TƯ

(Theo mẫu báo cáo tình hình mắc SXHD kèm theo Danh sách các trường hợp tử vong tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3).

- Quá trình điều tra và điền thông tin phiếu điều tra tử vong dựa vào: + Hồ sơ, bệnh án lưu tại cơ sở y tếđiều trị cuối cùng cho bệnh nhân. + Các trường hợp tử vong tại nhà: kết hợp điều tra người nhà bệnh nhân và hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân lưu tại cơ sở điều trị cuối cùng.

+ Thu thập kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (phân lập vi rút hoặc xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể) tại TTYTDP tỉnh hoặc các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực (trong một số trường hợp cơ sở y tế điều trị không thực hiện được các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh).

- Tiến hành điều tra hồi cứu các trường hợp tử vong đã được chẩn đoán xác định là SXHD tại 63 tỉnh theo mẫu quy định in sẵn.

- Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn của đối tượng nghiên cứu tiến hành sàng lọc tất cả những đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn.

- Sắp xếp đối tượng nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên: thời gian (tháng, năm), địa lý (tỉnh, khu vực).

2.6.2. Công cụ thu thập số liệu

Sử dụng các biểu mẫu thiết kế theo mục tiêu, bảng kiểm để thu thập số

liệu dựa trên:

- Toàn bộ hồ sơ, bệnh án của các trường hợp tử vong do SXHD tại 63 tỉnh trên toàn quốc từ năm 2008 đến năm 2010 được lưu trữ tại các cơ sở y tế điều trị cuối cùng từ năm 2008 đến năm 2010.

- Toàn bộ phiếu điều tra tử vong do SXHD toàn quốc từ năm 2008- 2010 được lưu trữ tại Ban Điều hành DA TƯ và TTYTDP 63 tỉnh.

- Sổ lưu trữ danh sách các tử vong do SXHD toàn quốc của Ban Điều hành DA TƯ từ năm 2008 đến năm 2010.

- Sổ sách lưu trữ liên quan đến mắc và tử vong do SXHD toàn quốc của Ban Điều hành DA TƯ từ năm 2008 đến năm 2010.

- Dân số trung bình toàn quốc và khu vực lấy từ nguồn Tổng Cục thống kê từ năm 2008 đến năm 2010.

2.7. Sai số và khống chế sai số

2.7.1. Sai số

- Sai số chẩn đoán xác định trong quá trình điều trị các trường hợp tử

vong do SXHD.

- Sai số trong quá trình thu thập thông tin và điền phiếu điều tra tử vong.

2.7.2. Khống chế sai số

- Người thực hiện nghiên cứu: Cán bộ Ban Điều hành DA TƯ và TTYTDP 63 tỉnh (Điều tra viên) trực tiếp tham gia quá trình điều tra về các trường hợp tử vong do SXHD toàn quốc và điền thông tin vào phiếu điều tra tử vong.

SXHD của Bộ Y tế năm 2004, kỹ năng thu thập thông tin tại cộng đồng và

điền phiếu điều tra tử vong.

- Trong quá trình điều tra, các Điều tra viên kiểm tra và đối chiếu giữa tiêu chuẩn chẩn đoán xác định SXHD theo hướng dẫn của Bộ Y tế với thông tin được ghi chép tại hồ sơ bệnh án của các trường hợp tử vong tại các cơ sở y tếđiều trị.

- Các biểu mẫu thu thập thông tin thống nhất về cấu trúc biểu mẫu, các

định nghĩa thống nhất trong nhóm nghiên cứu thông qua tập huấn, loại trừ các hồ sơ, phiếu điều tra không đủ tiêu chuẩn như không đủ, mất, ghi nhầm hoặc tẩy xóa thông tin.

- Phiếu điều tra sau khi được thu thập được quản lý và theo dõi theo

đúng quy định về quy trình quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. - Bản thân học viên là thành viên Ban Điều hành DA TƯ và là người trực tiếp phối hợp tham gia thu thập thông tin và tham gia quá trình giám sát SXHD tại 63 tỉnh trên toàn quốc từ năm 2005 đến năm 2010.

2.8. Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu [23]

- Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu. - Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1.

- Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10 (thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận), sử dụng test thống kê χ2, Fisher exact để kiểm

định sự khác biệt giữa các tỉ lệ, giá trị p < 0,05 là mức ý nghĩa thống kê xác

định sự khác biệt.

- Vẽ bản đồ dịch tễ học bằng phần mềm ArcGIS 9.3.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

- Tuân thủ các qui trình vềđạo đức trong nghiên cứu Y học.

- Đề cương đã được thông qua Hội đồng khoa học của trường Đại học Y Hà Nội.

- Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp mắc bệnh đã tử vong, nghiên cứu không trực tiếp trên bệnh nhân, do vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe hay phiền phức đến bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân.

- Thông tin của các đối tượng được mã hóa đểđảm bảo giữ bí mật và chỉ

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010

3.1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong do Sốt xuất huyết Dengue từ năm 2008 đến năm 2010

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 38 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)