Nguy cơ bùng nổ dịch Sốt xuất huyết Dengue

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 25 - 28)

1.1.5.1. Nguy cơ tăng t l mc St xut huyết Dengue

Năm 2001, TCYTTG nhận định những vụ dịch SXHD lớn gần thời gian này đã xảy ra ở 5/6 khu vực là thành viên của TCYTTG trừ châu Âu. Một số nước trong khu vực này có một số lượng đáng kể trường hợp lây nhiễm từ các nước khác tới. Những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng nguy cơ bị dịch cao với cả 4 týp vi rút lưu hành đồng thời đó là khu vực châu Mỹ, châu Á, Tây Thái Bình Dương và châu Phi [40]. Một số yếu tố được xác định làm các vụ dịch SXHD bùng phát trở lại như sau:

- Dân số thế giới tăng nhanh; Tốc độ đô thị hóa không có kế hoạch và không được kiểm soát; Sự gia tăng các hoạt động giao lưu, buôn bán, giữa các vùng, miền , các quốc gia [2], [40].

- Vệ sinh môi trường không đảm bảo chất lượng, việc xử lý chất thải không phù hợp và thiếu nguồn nước, ảnh hưởng phong tục tập quán trữ nước sinh hoạt của người dân trong các dụng cụ chứa nước đối phó với thời tiết khô hạn [2], [40].

- Biến đổi khí hậu thời tiết toàn cầu ngày càng khắc nghiệt, hiện tượng Elnino, Elnina, thời tiết nắng nóng làm cho nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng, kéo dài khiến cho mùa nóng dài ra trong khi mùa lạnh thu hẹp lại dẫn

- Thiếu biện pháp phòng chống véc tơ hiệu quả; Sử dụng hóa chất diệt côn trùng không kiểm soát dẫn đến véc tơ truyền bệnh không còn nhạy cảm, làm tăng tính kháng của chúng; Phạm vi và mức độ lan truyền của vi rút tăng [2], [40].

- Mức độ lưu hành dịch cao trong khi hạ tầng cơ sở y tế công cộng còn yếu kém; Đến nay vẫn chưa có vắc xin để phòng nhiễm vi rút Dengue và thuốc điều trịđặc hiệu [2], [5], [11], [40], [54].

1.1.5.2. Nguy cơ tăng t l t vong do St xut huyết Dengue

- Nguy cơ tử vong phụ thuộc phần lớn vào quá trình điều trị bệnh nhân (chẩn đoán sớm, theo dõi sát về mặt lâm sàng để phát hiện sốc sớm, điều trị đúng bù dịch kịp thời và chăm sóc tốt bệnh nhân). Tiên lượng của SXHD phụ

thuộc vào khả năng có phát hiện sớm được hiện tượng thoát huyết tương hay không, nhất là giai đoạn chuyển từ sốt sang hạ nhiệt độ và thường sau ngày thứ ba (theo dõi 2 dấu hiệu cận lâm sàng: giảm tiểu cầu và tăng Hematocrit) [8], [40], [54]. Thường vào ngày thứ 4 – 5 sau khởi bệnh những bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, hôn mê và choáng. Sau giai đoạn khủng hoảng bệnh mau chóng tiến triển tốt [40], [54].

- Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân còn tùy thuộc tuổi, giới, tình trạng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân và chủng vi rút gây bệnh dịch. Bệnh nhân nặng có sốc sẽ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời với các biến chứng (nhiễm toan chuyển hóa, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, co giật và hôn mê...) [40], [54].

+ Tuổi ảnh hưởng đến thể lâm sàng nặng hay nhẹ, có sốc hay không có sốc. Sốc ở người lớn ít gặp hơn ở trẻ em, nhưng khi đã xuất hiện thường là sốc nặng [17], [40].

bệnh sinh của SD, có thể lần đầu tiếp xúc với vi rút bệnh thường nhẹ, nhiều thể không biểu hiện triệu chứng, nên ở vùng có dịch lưu hành thường xuyên, trẻ nhỏ thường mắc bệnh nhẹ. Nhưng lần nhiễm sau, nhất là với týp vi rút khác, bệnh dễ biểu hiện trầm trọng hơn, dễ trở thành SXHD hoặc sốc Dengue do cơ chế hình thành các phức hợp miễn dịch trong máu, nghĩa là thể nặng ở

trẻ lớn và người lớn [7], [32], [40].

+ Giới: tỷ lệ mắc SXHD nặng và tử vong ở nữ chiếm ưu thế hơn so với nam, có thể do đáp ứng miễn dịch ở nữ mạnh hơn so với nam do sự sản sinh các cytokin ở nữ nhiều hơn nam, dẫn đến những mao mạch ở nữ tăng tính thấm mạnh hơn ở nam, do đó số tử vong, sốc ở trẻ em nữ nhiều hơn ở trẻ em nam [17], [49].

+ Tình trạng miễn dịch, cơ địa của bệnh nhân: Sốc ở người lớn thường xảy ra trên các bệnh nhân có hen phế quản hoặc các bệnh mãn tính kèm theo [40]. Lâm sàng diễn biến nặng còn có thể bị ảnh hưởng bởi cơ địa đặc biệt của bệnh nhân, tính cảm nhiễm với vi rút Dengue như phụ nữ mang thai, trẻ

nhũ nhi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh lý kèm theo nhưđái tháo

đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận..., đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây sốc và tử vong do SXHD [7].

- Bệnh SXHD tuy có nhiều trường hợp nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng như SXHD thể sốc, thể gan hoặc thể não và tỷ lệ tử vong còn cao (từ 2 – 3% đến 10% tùy theo mỗi nước) [10], [11]:

+ SXHD thể não là một hội chứng não cấp lan tỏa, ít triệu chứng đính kèm. Tử vong chiếm 54,3% tổng số tử vong ở người lớn và 19,4% ở trẻ em. Nguyên nhân và cơ chế chưa rõ ràng [10].

+ SXHD thể gan: chiếm 1,4% bệnh nhân SXHD nặng, diễn biến như

suy gan cấp rất nặng, SGPT cao, Bilirubin máu cao đưa tới hôn mê, hội chứng xuất huyết nặng, hội chứng đông máu. Tỷ lệ tử vong có thể trên 50% [10].

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)