Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 28 - 30)

1.1.6.1. Phòng chng St xut huyết Dengue tp trung gii quyết các khâu cơ bn sau

- Phát hiện, chẩn đoán và điều trị SXHD: gồm có giám sát dịch tễ, giám sát bệnh nhân và giám sát véc tơ [3], [9], [40], [54].

- Nghiên cứu vắc xin dự phòng: Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho SXHD và chưa có vắc xin phòng bệnh. Hiện tại biện pháp duy nhất có hiệu quảđể phòng chống SXHD là phòng chống véc tơ [3], [9], [40], [54].

- Phòng chống véc tơ truyền bệnh: Có nhiều biện pháp như: Biện pháp về môi trường, sinh học, hóa học, giáo dục và huy động cộng đồng, phối hợp phòng trừ véc tơ, điều tra bọ gậy nguồn và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng [3], [9], [40], [54].

1.1.6.2. Chương trình y tế quc gia v phòng chng St xut huyết Dengue

Năm 1999, Chính phủ đã phê duyệt Dự án quốc gia phòng chống SXHD thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS (Dự án). Dự án chính thức triển khai vào năm 2001 [2].

- Địa bàn triển khai Dự án: chia 2 giai đoạn: Từ năm 2001 – 2004: Dự

án triển khai tại 51 tỉnh; Từ năm 2005 trở đi: Dự án triển khai tại 64 tỉnh [2].

- Mục tiêu chung của Dự án [2]: + Giảm tỷ lệ mắc; + Giảm tỷ lệ tử vong; + Khống chế không để dịch lớn xảy ra; + Xã hội hóa các hoạt động phòng chống SXHD, xây dựng các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện.

- Mục tiêu cụ thể của Dự án giai đoạn 2001- 2005 [2]:

+ Giảm 15% tỷ lệ mắc so với giai đoạn 1996 – 2000;

+ Giảm 10% tỷ lệ tử vong/mắc so với giai đoạn 1996 – 2000;

+ Tăng 80% bệnh nhân ở phân độ lâm sàng độ I và độ II điều trị tại cơ

sở y tế và cộng đồng;

+Tăng cường 10% bệnh nhân được giám sát huyết thanh và 3% bệnh nhân được giám sát vi rút;

+ Tăng cường giám sát côn trùng tại 100% huyện điểm và 50% huyện còn lại;

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên xã hoạt động có hiệu quả tại 20% xã loại A, 10% xã loại B, C và 80% cán bộ chính quyền, cán bộ y tế, giáo viên và học sinh ở tuyến cơ sở (của 20% xã loại A, 10% xã loại B, C) được tập huấn về biện pháp phòng chống SXHD tại cộng đồng;

+ 100% chủ hộ gia đình tại xã điểm được cung cấp kiến thức phòng chống SXHD, cam kết chủ động diệt bọ gậy/lăng quăng; 50% hộ gia đình tại xã điểm kiểm tra không có bọ gậy/lăng quăng trong nhà;

+ 100% xã điểm triển khai chiến dịch làm sạch môi trường, loại bỏ ổ

chứa bọ gậy/lăng quăng và thu gom phế thải ít nhất 2 lần/năm.

- Mục tiêu cụ thể của Dự án giai đoạn 2006 – 2010 [2]:

+ Giảm 15% tỷ lệ mắc so với giai đoạn 2001 – 2005;

+ Giảm 10% tỷ lệ tử vong/mắc so với giai đoạn 2001 – 2005;

+ Củng cố tăng cường hệ thống chẩn đoán và điều trị bệnh nhân SXHD tại tuyến cơ sở;

+ Tăng cường hệ thống giám sát huyết thanh, giám sát vi rút, giám sát véc tơ truyền bệnh tại tuyến tỉnh, tuyến huyện;

+ Mở rộng và củng cố hoạt động mạng lưới cộng tác viên SXHD tại cộng đồng;

+ Tăng cường kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống SXHD tại cộng đồng; + Luật pháp hóa công tác phòng chống SXHD.

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)