Đầm phá ven biển

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4.2. Đầm phá ven biển

Đầm phá ven biển có khái niệm hẹp hơn đầm phá nói chung, được xác định là:

(1) Một thủy vực ven bờ,

(2) Được ngăn cách với biển nhờ một dạng tích tụ cát chắn ngồi,

(3) Ăn thơng với biển phía ngồi qua một hay nhiều cửa hoặc thẩm thấu,

chảy ngầm qua chính thể cát chắn.

Trong số các định nghĩa đầm phá ven biển hiện nay – đầm phá ven biển là một loại hình thủy vực ven bờ nước lợ, nước mặn hoặc siêu mặn, được chắn bởi một đê cát và có cửa ăn thơng với biển phía ngồi [21].

Theo định nghĩa này, ở Việt Nam đã xác định được hệ thống 12 đầm phá ven biển tiêu biểu phân bố ở ven bờ miền Trung trong khoảng vĩ độ 110 tới vĩ độ 160 Bắc (từ Thừa Thiên – Huế tới Ninh Thuận), nằm trên khoảng 21% chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Đó là: 1 – Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên – Huế); 2 – Đầm Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế); 3 – Đầm Trường Giang (tỉnh Quảng Nam); 4 – Đầm An Khê (tỉnh Quảng Ngãi); 5 – Đầm Nước Mặn (Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi); 6 – Đầm Trà Ổ (tỉnh Bình Định); 7 – Đầm Nước Ngọt (Degi, tỉnh Bình Định); 8 – Đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định); 9 – Đầm Cù Mơng (tỉnh Phú n); 10 – Đầm Ô Loan (tỉnh Phú Yên); 11 – Đầm Thủy Triều (tỉnh Khánh Hòa); 12 – Đầm Nại (tỉnh Ninh Thuận).

Như vậy, định nghĩa đầm phá ven biển bao hàm 3 khía cạnh cơ bản xác định thuộc tính của đối tượng [21]:

- Là một thủy vực ven bờ - kết quả tương tác lục địa – biển ở đới bờ, tính chất của khối nước đặc trưng bởi biến động theo mùa, độ muối giảm mạnh về mùa mưa tới lợ, lợ - nhạt và có hiện tượng phân tầng, đặc biệt là nơi có sơng lớn đổ vào (điển hình là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai), đồng thời độ mặn tăng mạnh về mùa khô tới mặn và siêu mặn, đặc biệt là nơi khơng có sơng lớn đổ vào (điển hình là đầm Lăng Cơ, đầm Ơ Loan).

- Được ngăn cách với biển nhờ một dạng tích tụ cát chắn ngoài – thường là một dạng doi cát nối đảo phát triển từ một phía, ở vùng bờ giàu bồi tích cát và năng lượng cao đang phát triển ở thời kỳ san bằng trên nền sụt hạ tương đối tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại.

- Ăn thông với biển qua một hay nhiều cửa – xuất hiện một hay nhiều cửa là kết quả tương tác sông – biển (chủ yếu là thủy triều) thơng qua đầm phá, cửa ln có xu thế đóng kín về mùa khơ và thậm chí đóng kín để trao đổi nước theo cơ chế chảy thấm, thẩm thấu ở các đầm phá chỉ có sơng nhỏ hoặc khơng có sơng đổ vào, cửa có thể mở thường xhuyên hay định kỳ (mở về mùa mưa và đóng về mùa khơ như đầm Trà Ổ ở Bình Định), có thể dịch chuyển vị trí dần do dịng bồi tích cát dọc bờ hoặc đổi vị trí luân phiên theo chu kỳ ổn định 5 – 10 năm/lần.

Tên gọi địa phương về đầm phá ven biển tồn tại mang tính lịch sử và tập quán cho tới nay đã trở thành danh từ riêng và viết hoa. Ví dụ những đầm phá ven biển nổi tiếng có tên gọi lịch sử là hồ - hồ Mặt Trời (Solar Pond) ở Israel, hồ Togo (Lac Togo) ở Guinea, hồ Mellah (Lac Mellah) ở ven bờ đông Địa Trung Hải, là vịnh – vịnh Rockport (Rockport Bay) ở Texas hay vịnh Florida (Florida Bay) – là đầm phá ven biển điển hình tạo bởi các rạn san hơ ven bờ chắn ngồi [21].

Ở Việt Nam, các đầm phá ven biển được gọi là “đầm” hoặc “phá”. Ví dụ, ở Thừa Thiên – Huế có tên gọi phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai, mà tất cả chúng là những thủy phần khơng có ranh giới tự nhiên hợp thành một hệ đầm phá ven biển thống nhất. Ngay từ xa xưa, trong thư tịch cổ cũng như dân gian, tồn tại nhiều tên gọi và được phân theo ranh giới hành chính, có tên là phá Hải Hạc, phá Tam Giang, đầm Niểu, đầm Đà Đà, vịnh Đơng, vịnh Minh Lương, vịnh Hưng Bình, vịnh Giang Tân, vịnh Hà Bạc,

.v.v nhưng trong dân gian vẫn giữ cách gọi riêng và ngày nay vẫn gọi tắt là phá Tam Giang – Cầu Hai và thậm chí gọi phá Tam Giang. Cùng đối tượng đó ở Quảng Ngãi

có tên gọi đầm Nước Ngọt hay đầm Thị Nại, ở Phú n có tên gọi đầm Ơ Loan và thậm chí đầm Nha Phu mà đầm Nha Phu là một vịnh ven bờ điển hình. Trong khi đó, ở miền Bắc sử dụng tên gọi “đầm” theo truyền thống để chỉ một loại hình thủy vực tự nhiên, tạo ra do một đoạn sơng chết, một vùng trũng cịn sót lại trong q trình phát triển đồng bằng ven biển có liên quan tới q trình lầy hóa hiện nay. Loại hình này tương ứng với “trằm” và “bàu” theo cách gọi tên ở miền Trung. Hơn nữa, chính người dân ven biển tự tạo ra một loại hình thủy vực vùng triểu (quay đắp một phần bãi triều) để nuôi thủy sản nước lợ rồi cũng gọi nó là “đầm” [21].

Từ đó thấy rằng, thuật ngữ “đầm” hay “phá” tồn tại mang tính địa phương theo tập quán hoặc do lịch sử để lại. Cùng một tên gọi (đồng âm), ở những nơi khác nhau được dùng để chỉ những đối tượng khác nhau (không đồng nghĩa). Ngược lại, cũng một đối tượng (đồng nghĩa) ở những nơi khác nhau có tên gọi khác nhau (khơng đồng âm). Mặt khác, một đối tượng cụ thể cũng có thể có những tên gọi khác nhau trong thư tịch (hành chính), trong dân gian và khác nhau theo thời gian [21].

Tóm lại, cỏ biển là đối tượng đã có nhiều nghiên cứu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng thành phần cỏ biển trên thế giới chỉ khoảng 66 loài phân bố trên 600.000 km2, riêng cỏ biển ở Việt Nam có 15 lồi được chính thức ghi nhận diện tích phân bố hơn 18.000 ha. Tuy vậy, về ý nghĩa và chức năng của cỏ biển đối với môi trường và giá trị sử dụng của chúng là rất lớn. Cỏ biển khơng được tập trung nghiên cứu về vai trị, chức năng và khả năng lưu trữ cacbon như các nhóm thực vật trên cạn khác, những nghiên cứu về cỏ biển tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào thành phần loài, phân bố và đa dạng sinh học. Trong đó, các nghiên cứu về đặc trưng quần xã cỏ biển ở những đầm phá ven biển nói chung, đặc biệt ở các đầm phá ven biển miền trung Việt Nam cịn ít được quan tâm.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w