+Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế): nằm trong khoảng tọa độ 16015’ – 16042’ vĩ độ Bắc và 107022’ - 107057’ kinh độ Đông, thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc. Là 1 lagun lớn nhất Đông Nam Á, thuộc loại lagun lớn cỡ lớn trên thế giới và là mẫu
hình tiêu biều cho các đầm phá vùng ven bờ miền Trung nước ta. Có kết cấu cửa đầm được xếp vào dạng khơng ổn định. Có các con sơng lớn đổ vào, mơi trường đầm phá có tính chất biến đổi theo mùa khá rõ rệt và đại diện cho kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại có mùa đơng lạnh. Vực nước hệ đầm phá này với tổng diện tích mặt nước là 216 km2, có chiều dài 68 km, thơng với biển bằng cửa Thuận An ở phía bắc và cửa Tư Hiền ở phía nam, cách nhau hơn 40 km. Hai cửa này thường khơng có vị trí cố định, mà theo chu kì thời gian có sự di chuyển vị trí hoặc trạng thái đóng mở, gây ra những biển đổi về mặt môi trường sinh thái, bồi lấp các cửa một các tự nhiên. Vực nước hệ đầm phá gồm có 3 vùng: phá Tam Giang, đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai.
Tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nghiên cứu thực hiện khảo sát, thu mẫu ở 30 trạm (hình 2.2) vào 6 đợt: mùa mưa vào tháng 10 - 11/2009, mùa khô tháng 4 - 5/2010, mùa mưa tháng 10 - 11/2013, mùa khô tháng 5/2014, mùa khô tháng 4 - 6 năm 2017 và mùa mưa tháng 9 - 11 năm 2017.