Cỏ Hẹ trịn Halodule pinifolia

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 84 - 90)

1. hình dạng cây (hình theo www.seagrasswatch.org), 2. hình dạng cây, 3. đầu lá, 4. dạng sống (ảnh tại Cầu Hai, năm 2014)

73 3.1.3. Biến động thành phần loài cỏ biển 3.1.3.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Xác định được 6 loài cỏ biển thuộc 4 chi, 4 họ (họ Thủy thảo Hydrocharitaceae, họ cỏ Kiệu Cymodoceaceae, họ cỏ Lươn Zosteraceae và họ cỏ Kim Ruppiaceae) (bảng 3.3, hình 3.10). Lồi cỏ Lươn nhật Zostera japonica chiếm ưu thế, chúng đặc trưng cho vùng ôn đới và cận nhiệt đới, tại Việt Nam chúng chỉ có ở vùng ven biển từ vịnh Bắc Bộ cho đến Nam Trung bộ Việt Nam (đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định là nơi phân bố cuối cùng). Lần đầu tiên ghi nhận loài cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis tại đây. Kết quả này đã nâng tổng số loài cỏ biển được xác định từ trước đến nay tại đây từ 6 lên 7 lồi, khơng thấy sự xuất hiện loài Xoa nhỏ Halophila minor [121] có thể do nguyên nhân trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999 là vỡ đập Hịa Dn [122] đã phá hủy tồn bộ hệ sinh thái tại đây.

Hình 3.10. Hình thái chung của các lồi cỏ biển đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (R.m: Ruppia maritima, H.o: Halophila ovalis, H.b: Halophila beccarii, Z.j:

Zostera japonica, H.p: Halodule pinifolia, H.u: Halodule uninervis)

Điều đặc biệt, cỏ Nàn Halophila beccarii là loài nằm trong “Danh lục đỏ - Red list” của IUCN-2010 [123], là loài dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng (Vulnerable B2ab(iii)c(ii,iii) ver 3.1), nhưng lại xuất hiện rất nhiều tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Cỏ Nàn Halophila beccarii sống trong các đại dương thế giới và phân bố rải rác ở miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ và Madagascar, trong rừng ngập mặn phía biển và đầm phá, vùng cửa sơng trên các bãi bùn. Lồi cỏ này cịn

74

là nguồn thức ăn cho vật không xương sống ở biển và một số lồi cá tơm và là mơi trường sống cho cua móng ngựa ở giai đoạn chưa trưởng thành.

Bảng 3.3. Thành phần loài, phân bố cỏ biển tại Tam Giang – Cầu Hai

Tên Việt Phân bố rộng

STT Tên khoa học Nam

ÔL TG ĐS HT CH

Họ Hydrocharitaceae – Họ Thủy thảo

1 Halophila beccarii Asch. cỏ Nàn + + +

2 Halophila ovalis (R.Br.) Hook. f. cỏ Xoan + + + +

Họ Ruppiaceae – Họ cỏ Kim

3 Ruppia maritima Lin. cỏ Kim biển + + + + +

Họ Zosteraceae – Họ cỏ Lươn

4 Zostera japonica Ash. & Grarb. cỏ Lươn nhật + + + +

Họ Cymodoceaceae – Họ cỏ Kiệu

5 Halodule pinifolia (Miki) den cỏ Hẹ tròn + + + +

Hartog

6 Halodule uninervis (Forssk.) Asch. cỏ Hẹ ba răng + +

Tổng cộng 1 5 5 5 6

Ghi chú: Ô Lâu (ÔL), Tam Giang (TG), Đầm Sam (ĐS), Hà Trung – Thủy Tú (HT), Cầu Hai (CH).

Qua bảng 3.3 cũng có thể thấy Cầu Hai là khu vực có sự đa dạng thành phần loài cỏ biển cao nhất (6 lồi), Ơ Lâu chỉ có duy nhất lồi cỏ Kim biển Ruppia maritima (khu vực có nguồn nước ngọt do sơng Ơ Lâu đổ vào).

75 3.1.3.2. Đầm Thị Nại

Kết quả nghiên cứu đã xác định được đầy đủ 7 loài so với 6 loài được biết trước đây [8, 124], thuộc 5 chi, 4 họ phân bố trong đầm Thị Nại (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Biến động thành phần loài cỏ biển trong đầm Thị Nại

TT Tên khoa học Tên Việt

Nam Họ Hydrocharitaceae – Họ Thủy thảo

1 Halophila beccarii Asch. cỏ Nàn

2 Halophila ovalis (R. Br) Hook. f. cỏ Xoan 3 Thalassia hemprichii (Ehr. ex Sol.) cỏ Vích

Asch.

Họ Ruppiaceae – Họ cỏ Kim

4 Ruppia maritima Lin. cỏ Kim

biển Họ Zosteraceae – Họ cỏ Lươn

5 Zostera japonica Asch. & Graeb. cỏ Lươn nhật Họ Cymodoceaceae – Họ cỏ Kiệu

6 Halodule pinifolia (Miki) den cỏ Hẹ

Hortog tròn

7 Halodule uninervis (Forssk.) Asch. cỏ Hẹ ba răng Số lượng loài Biến động loài 2005(*) 2009(**) 2015 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 6 6 7

Ghi chú: (*)Nguyễn Xuân Hòa (2011) [124]; (**)Nguyễn Văn Tiến (2008) [8]

Qua bảng 3.4, có thể thấy sự biến động của cỏ Hẹ trịn và cỏ Vích qua các thời kỳ. Theo các báo cáo thì những năm 2005, 2006 khơng có sự xuất hiện của cỏ Hẹ tròn

76

[8, 124], đến những năm 2008, 2009 cỏ Hẹ trịn xuất hiện và thay vào đó là sự mất đi của cỏ Vích ở khu vực cửa đầm – nơi có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra và đặc biệt là xây dựng cảng Quy Nhơn [124].

Có sự phân bố tuy khơng nhiều của lồi cỏ Nàn Halophila beccarii là loài nằm trong “Danh lục đỏ - Red list” của IUCN-2010 [123], là lồi dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng (Vulnerable B2ab(iii)c(ii,iii) ver 3.1) trên thế giới.

3.1.3.3. Đầm Nại

Theo Nguyễn Trọng Nho (1994) [125], ở đầm Nại có 3 chi cỏ biển: Diplanthera (Halodule), Thalassia và Halophila. Chi cỏ Thalassia phát triển gần như quanh năm, trữ lượng khoảng 200 tấn/năm, được sử dụng làm phân bón và chăn ni [126], nhưng đến này cỏ Vích chỉ là các quần thể rải rác, sống hỗn hợp với độ phủ không cao với các quần thể cỏ lá Dừa (Enhalus acoroides). Số liệu về trữ lượng của chi cỏ Vích Thalassia như trên là quá cao chưa chắc đã là cỏ Vích, có thể đó là trữ lượng của lồi cỏ Lá dừa Enhalus acoroides và trong cả 3 đầm phá nghiên cứu, chỉ có đầm Nại có lồi này phân bố. Như vậy, đầm Nại có tổng số 6 lồi cỏ biển biển thuộc 3 họ, 5 chi khác nhau: Halodule pinifolia, Halophila ovalis, Halophila major, Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Ruppia maritima (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Biến động thành phần loài cỏ biển tại đầm Nại

TT Tên Việt Biến động loài

Tên khoa học

Nam 1994(*) 2003(**) 2015

Họ Hydrocharitaceae – Họ Thủy thảo

1 cỏ Lá +

Enhalus acoroides (L.f) Royle

dừa

2 Thalassia hemprichii (Ehrenb. ex + + +

cỏ Vích

Solms) Asch.

3 cỏ Xoan +

Halophila major (Zoll.) Miquel

77

4 Halophila ovalis (R. Br) Hook. f. cỏ Xoan + + +

Họ Ruppiaceae – Họ cỏ Kim

5 Ruppia maritima Lin. cỏ Kim +

Họ Cymodoceaceae – Họ cỏ Kiệu

6 Halodule pinifolia (Miki) den cỏ Hẹ + + +

Hortog. tròn

Số lượng loài 3 3 6

Ghi chú: (*)Nguyễn Trọng Nho (1994) [125]; (**)Đặng Ngọc Thanh (2003) [126] 3.2. Các đặc trưng phân bố của cỏ biển

3.2.1. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Diện tích phân bố của cỏ biển có xu hướng giảm mạnh vào thời gian 1996 – 2010, năm 1996 diện tích các thảm cỏ biển tại đây là 2.200 ha [1], năm 2003 là 1.200 ha [121], năm 2010 còn lại 1.000 ha [7].

Đến nay, diện tích này đã tăng lên đáng kể, vào khoảng 2.037 ha (hình 3.11), được nhận định là nhờ những nỗ lực của Dự án“Quản lý Tổng hợp các hoạt động Đầm phá Tam Giang (Thừa thiên Huế) - For Integrated Management of Lagoon Activities (IMOLA) Project of Thua Thien Hue Province (FAO, GCP/VIE/029/ITA)" [121] nhằm cải thiện dân sinh bằng cách tăng cường quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thuỷ sinh ở đầm phá, sự quản lý này sẽ có cộng đồng tham gia và phù hợp với yêu cầu kinh tế xã hội và sản xuất của dân cư. Đồng thời, quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt “Kế hoạch giải toả, sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, huyện Phú Vang” [127], theo đó, thực hiện quy hoạch phân vùng khai thác nghề nò sáo trong đầm phá và giảm 45% số lượng nị sáo trên tồn vùng đầm phá thuộc huyện Phú Vang; giảm áp lực khai thác nghề nò sáo nhằm từng bước phục hồi môi trường sinh thái, nguồn lợi thuỷ sản, thơng thống các luồng lạch giao thơng, di cư của các lồi thuỷ hải sản vùng đầm phá Tam

78

Giang – Cầu Hai thuộc địa bàn thị trấn Thuận An và 08 xã: Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Hà, Vinh Phú, Phú Đa, Phú Xuân.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w