Biểu đồ so sánh trữ lượng cacbon hữu cơ trung bình

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 123 - 124)

Có sự sai khác lớn về khả năng lưu trữ cacbon hữu cơ của cỏ biển như vậy vì khi đánh giá trữ lượng cacbon hữu cơ của cỏ biển trên toàn thế giới James Fourqurean et. al., (2012) [2, 75] đã tính tốn dựa trên duy nhất hàm lượng cacbon hữu cơ của loài cỏ Posidonia oceanica tại biển Địa Trung Hải. Đây là một trong những lồi cỏ biển có kích thước lớn nhất thế giới, chúng có lá lớn, thân ngầm và hệ thống rễ rất phát triển, theo đó, sinh khối trên mỗi đơn vị diện tích là rất lớn.

Ngồi ra, hầu hết các tính tốn của Fourqurean et. al., (2012) là gồm hàm lượng cacbon hữu cơ từ sinh khối cỏ và trầm tích dưới các thảm cỏ biển Posidonia oceanica tại biển Địa Trung Hải [67, 69, 75]. Cũng theo nghiên cứu trên, các loài cỏ biển khác khơng có khả năng tương tự và trên thực tế, Walker và cộng sự [71] đã coi khả năng đó ở lồi P. oceanica là một ngoại lệ.

Trong khi đó, phần lớn các lồi cỏ biển có phân bố tại Việt Nam và một số khu vực lân cận lại có kích thước nhỏ, sinh khối thấp (ngoại trừ lồi cỏ Lá dừa Enhalus acoroides nhưng diện tích phân bố chiếm tỷ trọng thấp so với các loài cỏ biển khác). Do đó, các đánh giá so sánh giữa khả năng lưu trữ cacbon hữu cơ của cỏ biển Việt Nam và thế giới có sự chênh lệch rất lớn (lên tới 67 lần).

111

3.5.3. Lượng giá khả năng lưu trữ và hấp thụ cacbon của cỏ biển

Giá trị mỗi tín chỉ cacbon phụ thuộc vào thị trường trao đổi và loại dự án được thực hiện. Hiện nay, hai thị trường cacbon chủ yếu trong các nỗ lực tồn cầu nhằm giảm phát thải khí nhà kính là EEX - thị trường Trao đổi Năng lượng của Châu Âu, BLUENEXT - thị trường Trao đổi Thương mại môi trường Châu Âu và EUAs - thị trường của Châu Âu. Theo đó, giá tín chỉ CO2 hiện nay chỉ dao động từ 4 - 6 Euro (hình 3.30 - hình 3.32).

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27020 (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w