Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của cán bộ công nhân viên đối với công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 39 - 122)

4.2. Phương pháp nghiên cứu4.2.1. Thang đo 4.2.1. Thang đo

Sau khi đã xác định được mô hình nghiên cứu với 34 biến quan sát cũng như đã xây dựng được các giả thuyết nghiên cứu thì bước tiếp theo là lựa chọn thang đo cho các biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ cho tất cả các biến.

Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường thái độ thỏa mãn của nhân viên nên sử dụng dạng câu hỏi đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert là thích hợp nhất. Thang đo này dựa trên giả định rằng mỗi phát biểu trên thang đo này có “giá trị thái độ”, “tầm quan trọng” như nhau trong việc phản ánh thái độ đối với vấn đề đang được tìm hiểu. Với thang đo này chúng ta có thể đo lường cường độ của thái độ của người trả lời đối với các mặt khác nhau của vấn đề.

- Kết luận

- Đề xuất các kiến nghị

Bảng 4.1:Bảng các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu

Nhân tố Biến Thang đo

Thông tin về sự thỏa mãn theo từng khía cạnh, chi tiết công việc

Đánh giá chi tiết về mức độ thỏa mãn ở từng khía cạnh của công việc

Các yếu tố đánh giá về điều kiện làm việc

Likert 5 mức độ Các yếu tố đánh giá về đặc điểm công việc

Các yếu tố đánh giá về thu nhập Các yếu tố về phúc lợi công ty

Các yếu tố đánh giá về đào tạo thăng tiến Các yếu tố đánh giá về đồng nghiệp Các yếu tố đánh giá về cấp trên

Thông tin về độ thỏa mãn của từng nhân tố

Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn công việc

Hài lòng về điều kiện làm việc

Likert 5 mức độ Hài lòng về đặc điểm công việc

Hài lòng về thu nhập

Hài lòng về phúc lợi công ty Hài lòng về đào tạo và thăng tiến Hài lòng về đồng nghiệp

Hài lòng về cấp trên

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân từng nhân viên

Giới tính Định danh

Độ tuổi Cấp bậc

Trình độ học vấn Cấp bậc

Thời gian công tác Cấp bậc

4.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 2 phần:

o Nghiên cứu sơ bộ

o Nghiên cứu chính thức

4.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Từ cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu đã có trước, cùng với cuộc phỏng vấn chuyên gia là Bà Nguyễn Thị Lan - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và cộng sự, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi định tính (phụ lục 01). Và sử dụng bảng câu hỏi định tính này để phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên Xí nghiệp gạch ngói Ninh Hòa – TN 25 của Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa.

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả xây dựng bảng câu hỏi định lượng và tiến hành thu thử 20 mẫu lần một.

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm tra sơ bộ tính thống nhất của các mục hỏi cùng đo lường cho một khái niệm, thăm dò phản ứng của đáp viên về các mục hỏi xem các mục hỏi đã rõ nghĩa, dễ hiểu và phù hợp chưa.

Kết quả cho thấy còn một số mục hỏi chưa rõ nghĩa, một số câu hỏi được hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Trên cơ sở đó và cuộc thăm dò ý kiến trực tiếp với các cán bộ quản lý, tác giả tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn thử 20 mẫu lần hai.

Kết quả của cuộc phỏng vấn thử lần hai cho thấy bảng câu hỏi định lượng (Phụ lục 02) đã hoàn chỉnh và có thể đưa vào phỏng vấn chính thức.

4.2.2.2. Nghiên cứu chính thức

Được sự cho phép của Ban Lãnh Đạo và Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Khánh Hòa , tác giả đã phát 350 bảng câu hỏi cho cán bộ, công nhân viên của Công ty ở: Trụ sở chính, Xí nghiệp Kinh doanh

VLXD Nha Trang, Công trường Đá Tân Dân, Xí nghiệp Gạch Ngói Ninh Hòa – TN

25, Xí nghiệp Gạch Ngói Ninh Hòa – TN 10.

• 23 bảng không đạt yêu cầu vì: có nhiều mục hỏi không được trả lời, trả lời qua loa, không quan tâm đến nội dung câu hỏi (chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho tất cả các mục hỏi).

• 285 bảng câu hỏi hoàn chỉnh.

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 4 hay 5 lần so với số lượng biến. Trong đề tài này có tất cả 34 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 34 x 5 = 170. Như vậy, 285 mẫu hoàn chỉnh thu được từ kết quả điều tra là cỡ mẫu hợp lý để tiến hành phân tích dữ liệu.

4.2.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê

Để thực hiện công việc thống kê và phân tích các dữ liệu thu thập được, phần mềm SPSS 16.0 đã được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và thực hiện các thống kê suy diễn.

4.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo.

Hai công cụ xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc cũng như thang đo sự thỏa mãn công việc nói chung.

Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố. Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA.

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến (chỉ số) dùng để đánh giá sự thỏa mãn công việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không.

4.2.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính.

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc nói chung, biến độc lập dự kiến sẽ là sự thỏa

mãn đối với điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, thu nhập, phúc lợi công ty, đào tạo thăng tiến, quan hệ đồng nghiệp và quan hệ cấp trên.

Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R square

điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

Chương 5: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

5.1. Xây dựng dữ liệu, làm sạch và xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và nhập liệu. Để đảm bảo mức độ chính xác, việc nhập liệu được thực hiện bởi 2 lần.

Dữ liệu sau khi nhập xong được tiến hành làm sạch nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình nhập liệu, đảm bảo số liệu đưa vào phân tích là đầy đủ, thống nhất và chính xác.

Phương pháp thực hiện: Sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát.

Kết quả thực hiện (Phụ lục số 03): Sau khi dùng phương pháp lập bảng tần số, kết quả cho thấy: không tìm thấy biến nào có thông tin sai lệch.

5.2. Mô tả mẫu

Nghiên cứu này chọn mẫu phi xác suất với 05 thuộc tính kiểm soát: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, chức vụ nghề nghiệp. Kết quả phân tích sẽ trả lời câu hỏi mẫu điều tra có mang tính đại diện hay không (Phụ lục số 04)

Bảng 5.1: Bảng mô tả thông tin nhân khẩu học

Chỉ tiêu Số đáp viên (người) Tỷ lệ (%)

Số lao động 285 100

1.Theo giới tính

Nhân viên nam 170 59.6

Nhân viên nữ 115 40.4 2.Theo độ tuổi Từ 18 đến 25 13 4.6 Từ 26 đến 35 75 26.3 Từ 36 đến 45 134 47.0 Từ 46 đến 55 61 21.4 Trên 55 2 0.7 3.Theo trình độ học vấn Cấp 2 trở xuống 241 84.5 Cấp 3 18 6.3 Trung học 1 0.4 Cao đẳng 5 1.8 Đại học 20 7.0

4.Theo thâm niên

Dưới 1 năm 7 2.5 Từ 1 đến 3 năm 23 8.1 Từ 3 đến 5 năm 51 17.8 Từ 5 đến 10 năm 117 41.1 Trên 10 năm 87 30.5 5.Theo chức vụ Giám đốc 3 1.1

Trưởng phòng 4 1.4

Nhân viên VP 17 6.0

Tổ trưởng 45 15.8

Công nhân 216 75.7

Về giới tính:

Hình 5.1: Giới tính của đáp viên

Trong tổng số 285 cán bộ, công nhân viên tham gia trả lời bảng câu hỏi có 170 nam và 115 nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi, số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới (nam: 59,6%; nữ: 40,4%), việc thu thập có sự chênh lệch về giới tính là khá phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Khánh Hòa ( nam: 58,64%, nữ:41,36%).

Hình 5.2: Độ tuổi của đáp viên

Kết quả thu thập được so với cơ cấu lao động tại công ty là tương đối phù hợp. Do đặc điểm và tính chất công việc nên độ tuổi trong khoảng từ 26 đến 45 chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Điều này cho thấy đội ngũ lao động của công ty không phải là đội ngũ lao động trẻ.

Về trình độ học vấn:

Tỷ lệ lao động có trình độ cấp 3, cấp 2 trở xuống tham gia trả lời bảng câu hỏi nhiều hơn so với lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu lao động của Công ty.

Về thâm niên:

Hình 5.4: Thâm niên của đáp viên

Số luợng nguời lao động tham gia bảng trả lời câu hỏi có thâm niên từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng khá tương thích với cơ cấu lao động tại công ty.

Hình 5.5: Chức vụ của đáp viên

Tỷ lệ người tham gia trả lời bảng câu hỏi là phù hợp với cơ cấu lao động thực tế của công ty, số lượng công nhân tham gia trả lời bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 75.7%.

5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Như đã trình bày ở chương cơ sở lý thuyết, bảy nhân tố đã được đưa vào nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc là sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, thu nhập, phúc lợi công ty, đào tạo thăng tiến, quan hệ với đồng nghiệp và quan hệ với cấp trên. Tuy nhiên, các biến quan sát đánh giá sự thỏa mãn từng nhân tố được thể hiện qua các câu hỏi nghiên cứu thì lại được lấy từ giải thích các khái niệm của từng nhân tố và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn công việc. Do đó, việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo này đối với các nhân tố mà chúng cấu thành là hết sức cần thiết.

Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố.

5.3.1. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Đối với nghiên cứu này, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo chỉ những nhân tố nào có Cronbach’s alpha lớn hơn 0.7 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo, vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu này chỉ những biến nào có hệ số lớn hơn 0.4 mới được giữ lại.

5.3.1.1. Thang đo từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố của sự thỏa mãn công việc (phụ lục số 05) cho kết quả như sau:

Bảng 5.2: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo điều kiện làm việc.

Cronbach's Alpha Số biến quan sát

,917 6

Hệ số tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu bỏ đi mục hỏi

(C1.1) Noi lam viec thoang mat, sach se ,756 ,904

(C1.2) Khong khi lam viec thoai mai, hoa dong ,689 ,912

(C1.3) Khoi luong cv la chap nhan dc ,796 ,898

(C1.4) Cung cap day du thong tin ,713 ,910

(C1.5) Cung cap day du trang bi,may moc ,842 ,891

(C1.6) Trang bi day du thiet bi an toan va bao ho ldong ,803 ,897

Thành phần thang đo gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ C1.1 đến C1.6. Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc có hệ số Cronbach’s alpha cao là 0.917 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.6. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc.

Đặc điểm công việc:

Bảng 5.3: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo đặc điểm công việc.

Cronbach's Alpha Số biến quan sát

,933 4

Hệ số tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu bỏ đi mục hỏi

(C2.1) Hieu ro yeu cau cong viec ,821 ,919

(C2.2) Cong viec phu hop voi nang luc ,814 ,922

(C2.3) Quyen quyet dinh trong cong viec ,853 ,909

(C2.4) Nhan duoc phan hoi va gop y cua cap tren ,885 ,898

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc có hệ số Cronbach’s alpha cao là 0.933. Ta thấy nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Ngoài ra với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.8 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thu nhập:

Cronbach's Alpha Số biến quan sát

,877 4

Hệ số tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (C3.1) Muc luong la phu hop voi nang luc va dong gop ,730 ,845

(C3.2) Thuong thoa dang ,653 ,874

(C3.3) Cac khoan tro cap o muc hop ly ,782 ,824

(C3.4) Phan phoi thu nhap cong bang ,779 ,825

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với thu nhập có hệ số Cronbach’s alpha khá cao 0.877. Ta thấy nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Ngoài ra với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.6 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Phúc lợi:

Bảng 5.5: Bảng phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo phúc lợi.

Cronbach's Alpha Số biến quan sát

,856 5

Hệ số tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu bỏ đi mục hỏi

(C4.1) Ho tro cua Cong Doan ,623 ,839

(C4.2) Tuan thu day du chinh sach ve BHXH, BHYT ,691 ,822

(C4.3) To chuc du lich, nghi duong ,755 ,805

(C4.4) Duoc nghi phep, nghi benh khi co nhu cau ,810 ,793

(C4.5) Cac phuc loi khac la tot ,507 ,870

Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với phúc lợi có hệ số Cronbach’s alpha 0.856 với các hệ số tương quan biến tổng khá cao ngoại trừ biến cuối cùng “các

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của cán bộ công nhân viên đối với công ty cổ phần vật liệu xây dựng khánh hòa (Trang 39 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)