Ngăn cho hành vi có vấn đề khơng xuất hiện là biện pháp “an tồn” nhất trong quản lí hành vi của học sinh rới loạn phở tự kỉ. Để làm được điều đó, người giáo viên cần có các biện pháp mang tính tở chức, sắp xếp cho cả lớp học và các biện pháp đối với cá nhân học sinh rối loạn phổ tự kỉ. Sau đây là các biện pháp cụ thể:
Tổ chức, sắp xếp lớp học: là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để ngăn ngừa
nguy cơ xảy ra những hành vi có vấn đề, khó kiểm sốt. Những giáo viên có phương pháp hiệu quả sẽ lên kế hoạch cẩn thận mỗi ngày và đảm bảo không bị lúng túng hay nhầm lẫn về những việc cần phải làm và khi nào thì nên làm những việc đó. Những giáo viên có phương pháp dạy học hiệu quả thường thiết lập những chương trình và lịch trình làm việc một cách thường xuyên, sử dụng những thời gian biểu hàng ngày và giữ cho các đồ dùng trong lớp ở đúng vị trí đã được sắp đặt và giữ lịch trình của họ được thực hiện theo như kế hoạch dự kiến.
Giao tiếp một cách rõ ràng: những giáo viên giảng dạy hiệu quả đảm bảo rằng khi
truyền đạt những nội dung họ đã dự kiến và đưa ra những lời chỉ dẫn, hướng dẫn rõ ràng để tất cả các trẻ biết mình phải làm và mong đợi làm việc gì. Việc này khơng có nghĩa là giáo viên nên đưa ra những lời chỉ dẫn mọi lúc. Họ nên đưa ra những lời chỉ dẫn một cách rõ ràng và tương ứng với những lịch trình nhất qn của mình để từ đó các em biết được điều mình được mong đợi và những việc phải làm. Những giáo viên này sử dụng thời gian biểu bằng hình ảnh, đồng hồ và sự hướng dẫn trong lớp học cùng với những chỉ dẫn rõ ràng của mình.
Tơn trọng lẫn nhau: những giáo viên tớt ln mong trẻ của mình thể hiện cách cư
xử tôn trọng và họ cũng thể hiện một cách rõ ràng sự tơn trọng của mình với mỗi trẻ. Họ ln tỏ ra lịch sự, thậm chí lịch sự khi khiển trách và khuyên nhủ những hành vi cư xử không đúng mực. Những giáo viên giảng dạy hiệu quả khuyên bảo và giải thích những hành vi của trẻ nhưng khơng hạ thấp danh dự nhân phẩm hay xúc phạm tư cách của các em. Họ không thiên vị bất kỳ trẻ nào và thể hiện sự tơn trọng bình đẳng rõ ràng với tất trẻ, thậm chí với những trẻ khó bảo.Với cách thể hiện rằng họ luôn tận tụy hướng đến sự trưởng thành của mỗi em trẻ, họ đã chiếm được niềm tin và sự tôn trọng của các cha mẹ trẻ và của chính các em. Đồng thời, những giáo viên này khơng bao giờ tỏ ra thân thiện quá mức với trẻ của mình, họ giữ khoảng cách vừa đủ cho trẻ tôn trọng.
Gọn gàng và sạch sẽ: học sinh rối loạn phổ tự kỉ luôn ḿn có một lớp học ngăn
lớp được sắp đặt một cách ngăn nắp, các em sẽ tỏ ra tơn trọng lớp học của mình và đề cao các hoạt động trong lớp học. Khi học sinh rối loạn phổ tự kỉ đề cao giá trị của môi trường xung quanh mình và các hoạt động mà các em có vai trị tham gia, các em sẽ giảm việc thể hiện các hành vi sai trái và không đúng mực.
Ln giữ vai trị tham gia của trẻ: Khi các giáo viên có đầu óc tở chức tớt, họ có
thể giữ cho các học sinh rới loạn phở tự kỉ của mình ln bận rộn với các hoạt động. Những trẻ tự kỉ bận rộn sẽ hiếm có những hành vi có vấn đề, vì hai lý do: Trước tiên, các em có một việc để làm nên các em khơng cần phải nhìn xung quanh để xem có việc gì làm khơng; tiếp đó, các em khó có thể có hành vi khơng đúng mực nếu các em được tham gia vào các hoạt động. Giữ cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ luôn tham gia vào các hoạt động sẽ tốt hơn là đưa quá nhiều việc để các em làm. Đối với những em đã thực sự tham gia vào các hoạt động, thì hoạt động đó chỉ cần ở mức độ vừa phải và hợp lý. Nếu mức độ quá dễ sẽ dễ làm cho học sinh rới loạn phở tự kỉ có cảm giác chán nản và dường như sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực. Nếu mức độ quá khó, các em cũng sẽ cảm thấy bị nản chí và cũng dễ có hành vi tiêu cực. Giáo viên khơng thể lúc nào cũng giữ học sinh rối loạn phổ tự kỉ tham gia vào hoạt động ở mức độ vừa phải, hợp lý nhưng những giáo viên giảng dạy hiệu quả nhất sẽ cố gắng giúp học sinh rối loạn phổ tự kỉ của mình tham gia các hoạt động với mức độ công việc phù hợp nhất với lượng thời gian hợp lý các em có thể làm.
Giữ cho các học sinh rối loạn phổ tự kỉ luôn tham gia vào các hoạt động cũng có nghĩa là tạo ra việc cho các em làm để các em không phải chỉ dành hầu hết thời gian lắng nghe cơ giáo nói. Khi học sinh rới loạn phở tự kỉ tham gia vào cơng việc của nhóm hoặc làm việc độc lập, giáo viên phải đi lại quanh lớp học để kiểm tra xem công việc của mỗi học sinh tiến triển thế nào.Việc này giúp cho giáo viên đánh giá khả năng giải quyết trước một hoạt động nhất định để từ đó giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động trong tương lai một cách tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của các học sinh rối loạn phổ tự kỉ một cách tốt hơn.
Thể hiện sự nhất quán: học sinh rối loạn phổ tự kỉ muốn biết điều mà giáo viên
mong đợi. Giáo viên nên cố gắng tỏ ra nhất quán khi giải quyết trước những hành vi có vấn đề và khi thiết lập đánh giá các công việc được thực hiện trong lớp. Nếu học sinh rối loạn phổ tự kỉ biết được những nỗ lực và cớ gắng của mình sẽ được đánh giá và ghi nhận một cách nhất quán và liên tục (nhưng một cách công bằng), các em sẽ tham gia các hoạt động và làm việc một cách có hiệu quả hơn. Đặt ra những quy tắc trong lớp học một cách rõ ràng và luôn kỳ vọng học sinh rối loạn phổ tự kỉ sẽ thực hiện nghiêm
túc đúng theo những quy tắc đó là một trong những kĩ thuật quan trọng để ngăn chặn những hành vi có vấn đề xảy ra.
Mở rộng cơ hội thực hành ngoài sân trường: Sân trường, trong những lúc giải lao
và sau giờ học, có thể là một nơi mà những quy tắc ứng xử, quy định tớt bị vi phạm. Và đó cũng là nơi mà những học sinh rới loạn phở tự kỉ có nguy cơ bị tổn thương cao sẽ gặp rất nhiều bất lợi và khó khăn. Những ngơi trường quản lý hiệu quả nhất đảm bảo sân trường được giám sát trong suốt những thời điểm này, những quy tắc rõ ràng mà học sinh rối loạn phổ tự kỉ cần phải tuân theo khi chơi trong sân trường. Những quy tắc này nên được thể hiện một cách rõ ràng và học sinh rối loạn phổ tự kỉ nên tự nhắc nhở mình mọi lúc. Quan trọng nhất, việc giám sát sân chơi nên được hiểu là việc nhận định và đánh giá những hành vi có vấn đề và tất cả học sinh rối loạn phổ tự kỉ phải nhất quán tuân thủ theo quy định và quy tắc này.