Mục đích của việc điều chỉnh mơi trường lớp học:
Việc điều chỉnh môi trường lớp học là việc sắp xếp lại, lưu ý cách sử dụng một số yếu tớ trong mơi trường nhằm giúp HS khó khăn về học và tất cả các em học sinh khác được học tập trong mơi trường có độ tập trung chú ý cao, dễ tiếp thu thông tin và cảm thấy hào hứng trong học tập.
Cách thức điều chỉnh:
Vị trí chỗ ngồi: Để HS khơng xao lãng, dễ dàng chú ý tới GV, hoạt động trên bảng,
để GV vừa dễ dàng kiểm tra vở viết của HS KKVH, nhắc nhở HS vừa có thể quan sát các HS, HS KKVH không làm ảnh hưởng tới các bạn khác, vị trí ngồi của HS KKVH nên:
- Ngồi gần bàn GV, gần bục giảng, dễ nhìn thấy bảng
- Chỗ ngồi không làm vướng hoặc gây sự chú ý cho các bạn khác nhưng cũng có thể nhìn thấy bạn xung quanh để làm theo các bạn: góc bên trái hoặc bên phải của dãy, ở bàn thứ 2 hoặc 3
- Để học sinh không trở nên căng thẳng khi ngồi ở một vị trí nào đó trong thời gian dài, thỉnh thoảng giáo viên nên thay đổi chỗ ngồi cho các em, cũng như nên thay đởi thành viên hoạt động nhóm.
Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ trong lớp học:
- Dán thời gian biểu, lịch học trong tuần trong thời gian tối thiểu nhất định. Sản phẩm, tranh vẽ của học sinh nên đặt ở phía dưới lớp học và thớng nhất với học sinh khoảng thời gian trưng bày nhất định (hết thời gian trưng bày thì di chuyển đi).
- Có nhiều HS KKVV có thể hậu đậu, lóng ngóng, hay đánh rơi, đánh đở các vật dụng, đồ dùng, qn khơng đặt đồ dùng về vị trí cũ. GV nên đặt sẵn các hộp, túi để đựng đồ đánh rơi, trong những giờ ra chơi, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp đồ vật. Nếu học sinh kém phân biệt đồ vật của mình và bạn bè, giáo viên nên hướng dẫn các em dán hoặc đánh dấu biểu tượng vào đồ dùng của mình.
Duy trì chú ý:
Đới với mọi trẻ em, khi phải học những giờ chỉ nghe GV thuyết trình một chiều, chúng sẽ dễ trở nên chán nản, mệt mỏi. Những học sinh đầu bậc tiểu học chỉ có thể tập trung trong khoảng thời gian 15 phút. Để HS duy trì chú ý hiệu quả, GV nên:
- Có các quy ước để HS chú ý khi GV nêu yêu cầu, hướng dẫn. Với những học sinh chưa hiểu yêu cầu, giáo viên có thể vỗ nhẹ vào vai học sinh, cắt ngang tầm mắt nhìn rồi ra yêu cầu với học sinh.
- Tổ chức những tiết học, tổ chức các hoạt động đa dạng về hình thức, phù hợp với các cách học tập khác nhau như thực hành và trải nghiệm, khám phá, giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân, làm việc nhóm,.. thay đởi, đa dạng hóa yêu cầu hoạt động: quan sát, nghe, nói, viết, ...
- Phân chia thời gian hoạt động tương ứng với khoảng thời gian học sinh có thể tập trung chú ý.
- Thể hiện các hướng dẫn, các thơng tin bằng hình ảnh kí hiệu, tranh ảnh, sơ đồ minh họa trình tự hoạt động trong tiết học cũng giúp giảm tâm lí căng thẳng, bất an, giúp học sinh dễ tâp trung chú ý hơn.
- Tận dụng, sử dụng sở thích của học sinh để khởi động, bắt đầu tiết học. Chẳng hạn, với những học sinh thích phương tiện giao thơng, giáo viên đưa ra các câu đố về phương tiện giao thông tạo cơ hội để học sinh được phát biểu về điều các em thích.
- Giáo viên cần phải thể hiện sự chú ý tới từng học sinh trong lớp để các em hiểu giáo viên đang quan tâm đến mình và cảm thấy yên tâm, tự tin trong hoạt động học tập. Sau khi đã hướng dẫn bài cho cả lớp, giáo viên có thể tới nhắc lại hoặc kiểm tra xem HS đã hiểu yêu cầu chưa, đôi khi giáo viên chỉ cần tới gần học sinh, đặt tay lên vai để nhắc chú ý.
Duy trì ghi nhớ:
Đới với những HS KKVV có trí nhớ cơng việc hạn chế, khi quên giữa chừng, không nhớ việc cần làm tiếp, học sinh có thể có biểu hiện xao lãng, mất tập trung chú ý, dễ có tâm lí chán nản, lảng tránh thực hiện hoạt động mặc dù bản thân rất ḿn làm. Việc duy trì ghi nhớ cho học sinh vừa giúp các em thực hiện tớt bài học vừa giúp duy trì chú ý.
- GV có thể lập bảng trình tự các cơng việc, các thao tác, các bước trong hoạt động để nhắc nhớ và cũng giúp học sinh dễ dàng kiểm tra các việc đã làm. Khi làm xong việc gì đó, có thể dán thẻ hoặc đánh dấu vào đó.
- GV cũng nên ghi rõ thời gian thực hiện mỗi công việc giúp các em tập trung làm việc hơn.
- GV thường xuyên và lần lượt đưa ra các lời hướng dẫn hoặc câu chỉ dẫn trên bảng, trên phiếu giao việc cho học sinh.
- Khi học sinh làm việc, giáo viên có thể đứng bên cạnh những học sinh không chú ý giúp em này tập trung hơn.
- Nên cho học sinh thao tác nhiều lần, thực hành nhiều lần, làm cùng một công việc, cùng một thao tác nhiều lần để dễ ghi nhớ.
- Tăng cường ghi nhớ có kế hoạch: lên một kế hoạch làm việc cụ thể dưới dạng hình ảnh minh họa (bảng trình tự hoạt động).
- Thường xuyên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: tranh ảnh, từ vựng kết hợp với giải nghĩa. Số lượng các dụng cụ hỗ trợ phải vừa phải, phù hợp với khả năng ghi nhớ công việc của từng học sinh.
- Về chiến thuật nhắc nhớ: có thể sử dụng chiến thuật nhẩm, nhắc lại bằng lời và nhắc nhớ bằng hình ảnh trực quan.
- Lặp đi lặp lại các hoạt động với thông tin, tạo sự thân quen với thông tin, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng thơng tin.
Điều chỉnh cách hướng dẫn - Hướng dẫn ngắn gọn, có trọng tâm:
- Ở những HS KKVV có trí nhớ công việc hạn chế, não của chúng không thể thu giữ các thông tin phức tạp được truyền tải đến cùng một lúc. GV nên hướng dẫn ngắn gọn, từng cơng việc HS cần làm, kết hợp viết hoặc có hình ảnh minh họa, cấu trúc các thơng tin thành chuỗi, thành các sơ đồ, hình ảnh hóa, có liên kết, có liên hệ với nhau để học sinh dễ nhớ, dễ liên tưởng. Thay vì hướng dẫn “chép bài xong, các em nộp bài cho cơ, sau đó ra sân để học thể dục”, giáo viên xây dựng những lời hướng dẫn ngắn gọn: “ hãy viết bài”, “hãy nộp bài cho cô”, “ra sân trường học thể dục” và chỉ khi học sinh hoàn thành hoạt động này, giáo viên mới đưa tiếp chỉ dẫn cho hoạt động tiếp theo.
- Giáo viên nên nhấn mạnh vào các ý chính trong lời hướng dẫn. Cùng với việc hướng dẫn bằng lời, giáo viên nên viết lại lời hướng dẫn trên bảng hoặc trên phiếu giao việc, có gạch chân, đánh dấu bằng bút màu để học sinh nắm được ý chính.
- Cần kiểm tra xem học sinh có hiểu u cầu khơng bằng cách yêu cầu trẻ nhắc lại yêu cầu. Khi thấy học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh “các em chú ý, cô hướng dẫn lại một lần nữa”.
Điều chỉnh cách trách phạt, khen thưởng, động viên
Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động nào, nhất định phải có sự đánh giá, khen thưởng, động viên học sinh để tạo tâm lí hào hứng, thích thú, tăng cảm giác thành cơng. Khơng nên trách phạt, thay vào đó là thưởng ít, thưởng nhiều hoặc không thưởng. Không nên cho học sinh đặc quyền “ngồi ngồi” các hoạt động vì việc tham gia và có trải nghiệm vượt qua thất bại, tích lũy kinh nghiệm, thói quen “làm để biết” là điều quan trọng.
- Quy ước với học sinh về điểm thưởng theo quy tắc: mặt cười – ngôi sao – phần thưởng. Khi học sinh tích cực hoạt động nhưng chưa hồn thành tồn bộ thì thường mặt cười, tớt hơn thì ngơi sao hoặc phần thưởng. Nhiều mặt cười có thể đởi thành ngơi sao, nhiều ngơi sao có thể đởi thành phần thưởng. Trách phạt học sinh bằng cách không thưởng.
- Cần khen ngợi các việc học sinh làm được một cách cụ thể. Có thể có bảng/biểu trưng bày thành tích, kết quả và theo dõi những tiến bộ của học sinh trong học tập và tham gia hoạt động.
- Khi thấy học sinh làm sai, không nên ngắt, ngừng hoạt động của học sinh, không làm thay, không làm hộ, không chữa vội vàng, tránh giảm hứng thú của học sinh. Nên động viên con chú ý, cố gắng kiểm tra và thực hiện đúng các yêu cầu.
- Việc liên tục phê bình, ngăn cản học sinh như “con khơng được đánh bạn” “con khơng được gây gở với bạn” có thể làm học sinh có cảm giác “chẳng ai hiểu mình”, “mình lúc nào cũng xấu”. Giáo viên nên chia sẻ cảm xúc với học sinh, sau đó trị chuyện và đưa ra lời khuyên giải: “con cảm thấy rất khó chịu lúc đó đúng khơng?”, “được rồi, con hãy bình tĩnh, hãy bớt giận”, “hãy nói cho cơ biết con cảm thấy thế nào...”.