1.1. Khái niệm khó khăn về học
Khó khăn về học là một dạng khuyết tật tương đối mới ở Việt Nam, với tên gọi khác là khuyết tật học tập. Trong các nhà trường phở thơng, dạng khó khăn này thường dễ bị nhầm lẫn với các dạng tật khác như khuyết tật trí tuệ, tăng động giảm chú ý, ...
Khó khăn về học, hay khuyết tật học tập về cơ bản khơng có sự chậm phát triển về trí tuệ nhưng trong việc lĩnh hội và vận dụng các năng lực nghe, nói, đọc, viết, tính tốn và suy luận có những khó khăn đặc thù biểu hiện ở những dạng khác nhau. Nguyên nhân của khó khăn về học là do sự khiếm khuyết nào đó về chức năng của hệ thần kinh dẫn tới những bất thường trong khả năng nhận thức. Những khuyết tật khác về thính giác, thị giác, trí tuệ, cảm giác, điều kiện hồn cảnh - môi trường không phải là nguyên nhân trực tiếp của khó khăn về học.
Trong lĩnh vực y tế, khó khăn về học được gọi bằng thuật ngữ rối loạn học tập, hoặc rối loạn học tập cục bộ và được định nghĩa: là một dạng rối loạn phát triển thần kinh
có căn nguyên sinh học (biological origin) vốn là cơ sở của các bất thường (abnormalities) ở cấp độ nhận thức được thể hiện bởi các dấu hiệu hành vi rối loạn. Sự bất thường này ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận hay xử lí một cách hiệu quả và chính xác thơng tin bằng lời nói hoặc thơng tin phi lời nói của não bộ, biểu hiện ở những khó khăn trong việc đọc, viết, tính tốn.
Tỉ lệ xuất hiện khó khăn về học ở các nước là: 4,5% tại Nhật, 6,6% tại Anh, 5,7% tại Mỹ. Tại Việt Nam, tỉ lệ HS khó khăn về học theo nghiên cứu của các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2013 là 3.18%. Bất kể ở quốc gia nào, các HS khó khăn về học là nam có xu hướng nhiều hơn nữ.
Khó khăn về học được phân biệt với các khuyết tật phát triển khác như sau:
Khó khăn về học - Khuyết tật học tập (LD)
Các khuyết tật phát triển khác
• Đều là khuyết tật phát triển, tồn tại śt đời.
• Do rới loạn, khiếm khuyết nào đó trong chức năng hoạt động của não bộ • Nhiều trường hợp 1 cá thể mang phức hợp các dạng khuyết tật phát triển. - Phần lớn HS KKVH có chỉ số
thông minh từ mức độ ranh giới trở lên. Nhiều em có chỉ sớ thơng minh ở mức trung bình,
Khuyết tật trí tuệ (ID):
- Chỉ sớ trí tuệ dưới mức trung bình (<=70 đến 75 điểm)
một sớ ở những mức cao hơn. Nhưng khi thực hiện bài kiểm tra năng lực học tập, ở một số lĩnh vực, khơng ít em đạt điểm số thấp. Chẳng hạn, chỉ số thông minh là 80 điểm (mức trung bình thấp), nhưng kiểm tra năng lực học tập thực chất chỉ đạt 30 điểm (mức cực kì thấp).
- Chú trọng tới những rới loạn xử lí thơng tin với biểu hiện thành các khó khăn đặc thù trong việc học tập, lĩnh hội, vận dụng các kĩ năng học đường.
- Những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội phát triển đạt mức thông thường.
- Không gặp các vấn đề về hành vi thích ứng.
- Khiếm khuyết ít nhất 2 trong số 10 lĩnh vực kĩ năng hành vi thích ứng về nhận thức, xã hội, thực hành.
- Xuất hiện trước 18 tuổi.
- Các năng lực học tập đều đạt điểm số thấp.
Tăng động giảm chú ý (AD/HD):
- Chú trọng tới những khiếm khuyết về hành vi tăng động tính, xung động tính, mất chú ý, tập trung.
Rối loạn phổ tự kỉ (ASD, HFPDD):
- Chú trọng tới những rối loạn trên các phương diện: Ngôn ngữ, Giao tiếp, Hành vi xã hội.
Hình 1. Đặc điểm phát triển các năng lực nhận thức của HS khó khăn về học và các HS khuyết tật khác
Đặc trưng cơ bản của HS khó khăn về học là sự suy giảm, chậm phát triển, chậm hình thành các kĩ năng học tập quan trọng như đọc, viết và tính tốn. Nhiều em HS khó
M ức đ ộ p h át tri ển Cao Thấp Các năng lực nhận thức Tự kỉ
HS khơng khuyết tật phát triển
HS khó khăn về học
HS khuyết tật trí tuệ
khăn về học chậm phát triển kĩ năng đọc, viết, tính tốn từ 1 đến vài năm so với các bạn cùng độ t̉i. Giai đoạn đầu lớp 1, HS khó khăn về học rất khó nhớ bảng chữ cái, khó hình thành khả năng phát âm, đọc, khó hình thành kĩ năng viết, kĩ năng tính tốn.
Ngồi sự yếu kém trong các mơn đọc, viết và tính tốn, HS có thành tích học tập bình thường ở các môn học khác, không chậm phát triển, ngược lại, nhiều em tỏ ra thông minh nhanh nhẹn, thậm chí trí thơng minh ở một sớ lĩnh vực tỏ ra vượt trội.
Có những HS KKVH có thêm các biểu hiện dễ sao lãng, dễ quên (mất tập trung chú ý), kiềm chế cảm xúc kém, hay có hành vi bột phát, dễ bị kích thích (tăng động). Một số HS KKVH kém khả năng phối kết hợp các vận động cơ thể hạn chế, vận động tinh và vận động thô kém.
Theo những kết quả nghiên cứu tại Nhật năm 2003, có gần 30% học sinh KKVH kèm theo chứng tăng động giảm chú ý và rối loạn phát triển diện rộng chức năng cao. Kết quả điều tra của Emerson và Hatton tại Anh năm 2007, khoảng 5,6% các HS KKVH có thêm khó khăn về nhìn, 36% HS KKVH mang các vấn đề về tinh thần như mắc chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc, chứng trầm cảm, rối loạn hành vi.
Như một hệ quả của việc học kém, rất nhiều em HS KKVH tỏ ra chán học, sợ học, lảng tránh việc học và thậm chí bỏ học giữa chừng.
Khi tìm hiểu thực trạng KKVH của HS và xác định phương pháp giảng dạy, GV không thể không chú ý đến những vấn đề kèm theo này của HS.
Nguyên nhân gây ra khó khăn về học là do sự bất bình thường ở chức năng hoạt động của não bộ. Chẳng hạn, đó là sự hạn chế chức năng hoạt động ở các vùng hồi góc, vùng hồi trên bờ, vùng rãnh giữa thùy đỉnh não phải, ... dẫn tới sự hạn chế trong năng lực xử lí thơng tin liên quan đến con chữ, con sớ, sự hình thành âm vị khi đọc.
Cách xử lí thơng tin ở các vùng não bộ bị hạn chế chức năng thường phức tạp, mất thời gian tìm kiếm và xử lí, hay mất thơng tin giữa chừng hoặc thiên lệch về dạng thơng tin có thể xử lí (chẳng hạn xử lí tớt các thơng tin thị giác song gặp khó khăn với các thơng tin thính giác dẫn tới chỉ nhìn viết được nhưng khơng nghe viết được).
Hoạt động học tập ln địi hỏi q trình xử lí thơng tin liên tục và ngay lập tức. Những bất thường trong hoạt động xử lí thơng tin hiếm khi chỉ tác động đến một kĩ năng học đường duy nhất mà tác động tới nhiều kĩ năng học tập cần phải sử dụng hoạt động xử lí thơng tin đó (nghe, nói, đọc, tính tốn,...). Do vậy, hiếm khi có học sinh KKVH chỉ trên 1 lĩnh vực duy nhất.
1.2. Đặc điểm kĩ năng học tập của HS KKVH
Dựa vào các năng lực học tập cơ bản có khiếm khuyết, khó khăn đặc thù riêng, KKVH được phân loại như sau: khó khăn trong lĩnh vực đọc, khó khăn trong lĩnh vực viết và khó khăn trong lĩnh vực tính tốn (dưới đây gọi là khó khăn về đọc, khó khăn về viết và khó khăn về tính tốn).