Tình hình thịtrường viễn thông diđộng Việt Nam

Một phần của tài liệu Trần Thị Phương Nhi _ K51A KDTM (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUĐỀ XUẤT

2.1.2. Tình hình thịtrường viễn thông diđộng Việt Nam

Theo số liệu của Cục Viễn thơng (Bộ TT&TT), tổng doanh thu tồn ngành viễn thông Việt Nam năm 2019 đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018.Đáng chú ý khi tổng nộp ngân sách ngành viễn thông trong năm qua là 47.000 tỷ đồng, tăng tới 36,8% so với năm 2018. Sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của ngành viễn thơng và CNTT đã góp phần giúp cải thiện rõ rệt thứ bậc Việt Nam trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (tăng 10 bậc về chỉ số GCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Báo cáo đánh giá tình hình quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết do chịu tác động của dịch Covid-19 (đặc biệt là trong tháng 4/2020), tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đến hết tháng 5/2020 đạt 52.849 tỷ đồng, giảm 4,85% so với cùng kỳ năm trước. Ngay sau khi Chính phủ gỡ bỏ giãn cách xã hội, doanh thu dịch vụ viễn thơng tháng 5 đã có sự tăng trưởng so với tháng 4 (dù vẫn giảm 1,7% so với tháng 5/2019) khi tổng doanh thu đạt 10.259 tỷ đồng, tăng 4,47% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông di động đạt 7.404 tỷ đồng (chiếm 72% tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông), tăng 6,09% so với tháng 4 (nhưng giảm gần 11% so với tháng 5/2019); doanh thu dịch vụ viễn thông

cố định đạt 2.854 tỷ, tăng 0,5% so với tháng trước (và tăng hơn 32% so với tháng 5/2019).

Đến thời điểm hiện tại, tổng số thuê bao điện thoạiước tính đạt 130,44 triệu thuê bao, giảm 7,5 triệu thuê bao so với cùng kỳ. Trong số đó, thuê bao di động là xấp xỉ 127 triệu, giảm 6,9 triệu thuê bao so với cùng kỳ; thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định đạt 15,71 triệu, tăng 2 triệu so với cùng kỳ; thuê bao băng rộng di động (3G, 4G) là 65,33 triệu, tăng hơn 8 triệu so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Viễn thông, những con số này đã cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ của toàn ngành trong suốt năm vừa qua. Đây cũng là chỉ dấu cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong bối cảnh các dịch vụ viễn thông truyền thống đãở trạng thái bão hịa.Bên cạnh đó, ngành viễn thơng vẫn cịnđó những vấn đề tồn tại như khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, một số quy định đã lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của lĩnh vực. Đây chính là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển chung của tồn ngành. Có một điều đáng buồn là doanh thu dịch vụ di động hiện vẫn dựa chủ yếu vào các loại hình dịch vụ truyền thống, đặc biệt là thoại và tin nhắn SMS (chiếm 76,6% doanh thu). Bên cạnh đó, việc cạnh tranh quá mức trên thị trường đã dẫn tới sự tồn tại của những hệ lụy như SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác và vấn nạn quảng cáo, lừa đảo trên mạng di động.

Bảng 2.1 Tình hình phát triển thuê bao điện thoại di động tháng 11/2020Tình hình phát triển thuê bao điện thoại di động tháng Tình hình phát triển thuê bao điện thoại di động tháng

11/2020

Tổng số thuê bao điện thoại di động có phát sinh lưu lượng: 130,757,092 Tổng số thuê bao điện thoại di động đang hoạt động chỉ sử dụng thoại,

tin nhắn: 58,372,613

Thuê bao trả trước: 54,158,268

Thuê bao trả sau: 4,214,345

Tổng số thuê bao điện thoại di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu 72,384,479

Thuê bao trả trước 65,949,462

Thuê bao trả sau 6,435,017

Thị phần trên thị trường viễn thông Thừa thiên Huế

Trong nhiều năm liền, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất là: Viettel, Vinaphone, Mobifone luôn chiếm trên 90%, năm 2019 tăng cao nhất lên tới 96,2%. Các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 3,8% thị phần” [10]. Theo các chuyên gia, sở dĩ 3 nhà mạng lớn tiếp tục gia tăng thị phần trong năm 2019 là do tác động của việc chuyển mạng giữ số, khiến thuê bao từ các nhà mạng nhỏ hơn đổ về các nhà mạng lớn, có hạ tầng tốt và chính sách chăm sóc khách hàng ưu việt hơn.

Hình 2.1 Thị phần dịch vụ điện thoại di động Thừa Thiên Huếnăm 2020

(Nguồn: Trích từ số liệu Thị phần đầu năm 2020 của phòngđiều hành nghiệp vụ VNPT)

2.2. Giới thiệu về các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động hiện nay trên thị trường Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Trần Thị Phương Nhi _ K51A KDTM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w