Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

2.2.1.Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay

2.2. Thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietcombank

2.2.1.Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được khởi động từ năm 1994, nhưng phải đến năm 2002 cơng nghệ thơng tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. Sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây mở ra một thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC, tính đến 2013, có hơn 31 triệu người sử dụng Internet (tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm 2012), số thuê bao Internet băng rộng cả nước ước tính đạt 5,17 triệu thuê bao (tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm 2012), và số thuê bao di động đạt 130,9 triệu thuê bao (tăng 5,2% so với

cùng thời điểm năm 2012). Như vậy, với dân số khoảng 88 triệu dân hiện nay, ở Việt Nam trung bình cứ khoảng 4 người có 1 người sử dụng Internet và trung bình mỗi người sử dụng khoảng 2 thuê bao điện thoại di động. Đây là một tiềm năng lớn cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngồi ra, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành các Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó, đáng chú ý là việc ban hành Luật giao dịch điện tử 2005. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và chính thức đưa vào áp dụng vào ngày 1/3/2006. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử. Luật gồm 8 chương, với 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố liên quan đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013, Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy đến cuối tháng 12/2013, trong số 49 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (không bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam) có 46 ngân hàng đã triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến được các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking được cung cấp bởi 46 ngân hàng (chiếm 94%), Mobile Banking được 39 ngân hàng cung cấp (chiếm 80%).

Song song với việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các phương thức, phương tiện thanh toán mới. Trong giai đoạn hiện nay các phương tiện thanh toán mới, hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao như Thẻ ngân hàng, Tiền điện tử, Ví điện tử, Séc điện tử… đã xuất hiện ngày càng nhiều và đi dần vào cuộc sống của người dân. Các phương tiện

thanh toán điện tử phát triển đã tạo cơ sở cho các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tiếp cận đến người sử dụng. Đặc biệt, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh tốn phổ biến, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo báo cáo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến tháng cuối tháng 10/2013, số lượng máy ATM toàn thị trường đạt hơn 14.700 máy, tăng 5,5% so với năm 2012; hơn 54,9 triệu thẻ các loại được phát hành với 370 thương hiệu thẻ khác nhau, tăng 29,7% so với năm 2012. Doanh số giao dịch năm 2013 đạt gần 882.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2012. Bên cạnh đó, năm 2010, ba liên minh thẻ Banknetvn – Smartlink – VNBC đã hồn thành kết nối liên thơng hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, cho phép chủ thẻ thuộc 3 liên minh thẻ có thể thực hiện giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Tuy nhiên các giao dịch được cung cấp liên thông ở đây mới chỉ là rút tiền mặt và chuyển khoản. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều tổ chức để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện ích cho khách hàng như: thanh toán các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, máy tính kết nối mạng viễn thơng, thanh tốn các hố đơn… Sự phát triển nhanh của các dịch vụ thanh toán và phương tiện điện tử trong thời gian qua đã tạo thuận lợi cho việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ, mua bán hàng hố một cách dễ dàng thơng qua Internet, điện thoại di động, ATM, POS. Sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, với các công ty viễn thông và các công ty cung cấp dịch vụ đã cung cấp thêm nhiều giải pháp trung gian, hỗ trợ dịch vụ thanh tốn như MobiVí, VietUnion, M_Service…

Ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam, có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ q trình hội nhập, phát triển kinh tế Việt Nam và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính sự ln đổi mới của các ngân hàng đã làm cho ngân hàng điện tử ngày càng có một vị trí vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam.

2.2.2.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đâu trong việc phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Hiện nay ngân hàng đang triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm:

 Thẻ thanh toán của Vietcombank và hệ thống máy ATM/POS

 Dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản qua kênh Internet banking

 Dịch vụ truy vấn thông tin, chuyển tiền trong hoặc ngoài hệ thống Vietcombank qua kênh Mobile banking

 Dịch vụ truy vấn thông tin qua điện thoại di động SMS Banking

 Dịch vụ ngân hàng điện tử Phone banking

 Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Money

 Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB -eTour

 Dịch vụ ngân hàng điện tử VCB -eTopup

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 49 - 52)