Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 42 - 68)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 34 3

2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nam (Vietcombank)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank

Ngày 01/04/1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại thời điểm đó, Ngân hàng Ngoại Thương đóng vai trị là ngân hàng chun doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm, …), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngồi, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 02/06/2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hố thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.

Năm 2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho - một thành viên của Tập đồn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thơng qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần, tăng vốn điều lệ của

Vietcombank lên mức 23.174 tỷ đồng.

Với những thành tích đạt được trong bề dày hoạt động của mình thì dịp kỷ niệm 50 năm thành lập cũng là lúc Vietcombank vinh dự được đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 79 chi nhánh và hơn 330 phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngồi, 5 cơng ty liên doanh, liên kết. Ngoải ra, Vietcombank cịn có trên 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Vietcombank phấn đấu trở thành một tập đồn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế; là một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank

Theo điều lệ của Vietcombank,cơ cấu tổ chức của Vietcombank bao gồm: - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, nhiệm kì của Hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị gồm có 08 thành viên, trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, 01 thành viên hội đồng quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát.

- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm sốt nội bộ. Ban kiểm sốt gồm có 6 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc NHNN giới thiệu).

- Tổng Giám đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Vietcombank, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế

tốn trưởng và bộ máy các phịng ban chun mơn, nghiệp vụ.

Chi tiết về mơ hình tổ chức của Vietcombank được mơ tả theo sơ đồ dưới đây (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013).

Khối ngân hàng bán buôn

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Kiểm toán nội bộ Giám sát hoạt động

Tổng Giám đốc & Ban Điều hành

Hội đồng Tín dụng

TW,ALCO,… Kiểm tra Giám sát tuân thủ

Khối kinh doanh & QL vốn Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp

HỆ THỐNG CÁC PHỊNG BAN CHỨC NĂNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH VÀ MẠNG LƯỚI CÁC CHI NHÁNH

Ban Kiểm soát

Khối kế

toán Các bộ phận hỗ trợ

Ủy ban Quản lý RR, Ủy ban Nhân sự Ủy ban Chiến lược

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank

a. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ 2011-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012 I Chỉ tiêu quy mô

1 Tổng tài sản 366.722 414.488 13,02% 468.994 13,15% 2 Vốn chủ sở hữu 28.639 41.547 45,07% 42.386 2,02% 3 Dư nợ cho vay 209.417 241.167 15,16% 274.314 13,74% 4 Huy động vốn 315.928 346.287 9,61% 410.926 18,66%

II Chỉ tiêu về chất lượng

1 Tỷ lệ nợ xấu 2,03% 2,40% - 2,73% 2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 14,71% 13,92% - 8,29%

III Chỉ tiêu hiệu quả

1 Thu nhập từ các hoạt động 14.870 15.080 1,41% 15.507 2,83% 2 Chi phí hoạt động 5.699 6.013 5,54% 6.244 3,84% 3 Chi dự phòng rủi ro 3.473 3.303 -4,89% 3.520 6,56% 4 Lợi nhuận trước thuế 5.697 5.763 1,32% 5.743 -0.34% 5 Lợi nhuận thuần 4.197 4.427 4,76% 4.358 -0,88% 6 ROE 17,08% 12,61% - 10,33% - 7 ROA 1,25% 1,13% - 0,99% -

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

Mặc dù năm 2013 với nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh, Vietcombank vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về quy mơ trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng chú trọng đảm bảo an toàn trong hoạt động thơng qua việc trích lập DPRR đầy đủ, lành mạnh hóa năng lực tài chính, kiểm sốt nợ xấu và chi phí hoạt động cũng như tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động của NHNN.

Tổng tài sản của Vietcombank cuối năm 2013 tăng 13,15% so với năm 2012 và giữ vị trí thứ 3 trên thị trường về quy mô tổng tài sản của hệ thống các ngân hàng. Dư nợ cho vay tăng 13,74%, nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN gắn với việc kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng theo mục tiêu nợ xấu dưới 3%.

Tổng thu từ các hoạt động của Vietcombank năm 2013 gia tăng, cơ cấu thu nhập được cải thiện. Nguồn thu của Vietcombank năm 2013 đạt kết quả tương đối tốt so với năm 2012 do việc tăng trưởng từ thu lãi cho vay, kinh doanh chứng khốn và kinh doanh ngoại tệ.

Chi phí hoạt động được kiểm sốt tương đối tốt. Tổng chi phí hoạt động năm 2013 chỉ tăng 3,84% so với năm trước, nguyên nhân do Vietcombank quyết liệt hơn trong việc thực hiện chủ trương kiểm sốt, cắt giảm tối đa các chi phí phát sinh.

Nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an tồn hệ thống, kiểm tốn và định hạng tín nhiệm quốc tế: Vietcombank ln duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu (Car) ở mức trên 9% theo đúng chỉ đạo của NHNN, ngoài ra các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định.

b. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Vietcombank từ 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012 1 Nợ chính phủ và NHNN 38.866 24.806 -36,17% 32.622 -31,51% 2 Tiền gửi và vay các

TCTD khác

47.962 34.066 -28,97% 44.044 29,29% 3 Tiền gửi của khách hàng 227.016 285.381 25,71% 332.245 16,42% 4 Phát hành giấy tờ có giá 2.071 2.027 -2,12% 2.013 -0,69%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

Năm 2013, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 334.258 tỷ đồng, tăng 16,30% so với năm 2012, trong đó: tiền gửi khách hàng đạt 332.245 tỷ, tăng 16,42% so với năm 2012; phát hành giấy tờ có giá đạt 2.013 tỷ đồng và tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lên tới 33,30% góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn (tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm gần 60%/tổng tiền gửi khách hàng).

c. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3. Tình hình cho vay của Vietcombank từ 2011-2013

Stt Chỉ tiêu Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị +/- 2011 Giá trị +/-2012 1 Dư nợ tín dụng 209.417 241.167 15,16% 274.314 13,74% 1a Theo thời hạn vay:

+ Nợ ngắn hạn + Nợ trung hạn + Nợ dài hạn 123.311 22.324 63.780 149.536 25.093 66.532 21,26% 12,40% 4,31% 175.256 29.940 69.116 17,20% 19,31% 3,88% 1b Theo chất lượng nợ vay:

+ Nợ đủ tiêu chuẩn + Nợ nhóm 2 + Nợ xấu (từ nhóm 3-5) 174.350 30.808 4.257 201.798 33.572 5.795 15,74% 8,97% 36,12% 244.080 22.758 7.473 20,95% -32,21% 28,95%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

Dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 đạt 274.314 tỷ đồng, tăng 13,74%. Đây là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện mơi trường kinh doanh.

Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các cơng trình trọng điểm quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng cao, cụ thể: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 31,25%, cho vay tài trợ xuất khẩu 44,13%, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 35,69%, cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thơn 21,02%.

Cơ cấu tín dụng trung dài hạn đã và đang tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ năm 2013 là 36,11%, giảm 1,87% so với năm 2012.

Chất lượng tín dụng được kiểm sốt theo đúng mục tiêu đã đề ra. Mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh, tuy nhiên Vietcombank đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm sốt nợ xấu, theo đó, tỷ lệ nợ xấu là 2,73%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 8,29%.

Mặc dù nền kinh tế trong năm 2013 cịn nhiều khó khăn đã hạn chế các nguồn thu dịch vụ chủ chốt của Vietcombank như thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tuy nhiên thu nhập từ dịch vụ vẫn đạt mức 2.745 tỷ đồng, tăng 22,82% so với năm 2012. Kết quả một số dịch vụ chính như sau:

Bảng 2.4. Kết quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Vietcombank từ 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013

Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012

1 Thu từ DV thanh toán 1.143 1.176 2,89% 1.445 22,87% 2 Thu từ NV bảo lãnh 218 219 0,46% 291 32,87% 3 Thu từ dịch vụ thẻ 46 58 26,08% 65 12,06%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

- Năm 2013, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 2.745 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2012, bao gồm thu từ các dịch vụ chủ yếu sau:

+ Dịch vụ bảo lãnh: đạt 291 tỷ đồng, tăng 32,87% so với năm liền kề.

+ Dịch vụ thanh toán: đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 22,87% so với năm 2012. Đây là dịng sản phẩm đóng góp nguồn thu lớn nhất của Vietcombank

+ Dịch vụ thẻ: đạt 65 tỷ đồng, tăng 12,06% so với năm 2012.Năm 2013 mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và chịu sự ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế nhưng hầu hết các chỉ tiêu thẻ đều tăng trưởng tốt. Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với 2012 và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về thanh tốn thẻ quốc tế, chiếm gần 50% thị phần tại thị trường thẻ. Hoạt động thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với năm 2012, trong đó doanh số thanh tốn thẻ trực tuyến đã có bước đột phá, tăng hơn 4 lần so với năm trước và chiếm 37% thị phần thanh toán thẻ nội địa trực tuyến.

e. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2013 cùng với việc điều hành chính sách của Chính phủ, NHNN theo hướng thắt chặt tăng mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng làm cho phạm vi thị trường bị thu hẹp.

2011-2013 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị +/-2011 Giá trị +/-2012 1 Thu từ KD ngoại tệ giao ngay 5.543 2.855 -48,49% 3.052 6,9% 2 Thu từ các cơng cụ tài

chính phái sinh tiền tệ 531 500 -5,83% 283 -43,4% 3 Lãi chênh lệch tỷ giá 14 0,1 -99,28% 474 473%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm)

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank năm 2013 đạt 3.811 tỷ, tăng 11,4% so với năm 2012, trong đó: (1) thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay đạt 3.052 tỷ; (2) thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đạt 283 tỷ; (3) lãi chênh lệch tỷ giá đạt 474 tỷ.

Nhìn chung, mặc dù quy mô tương đối nhỏ gọn so với các NHTM nhà nước nhưng với kinh nghiệm 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước và ngày càng khẳng định được vị thế hàng đầu của mình trong tất cả các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

2.2. Thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietcombank

2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được khởi động từ năm 1994, nhưng phải đến năm 2002 công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. Sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây mở ra một thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC, tính đến 2013, có hơn 31 triệu người sử dụng Internet (tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm 2012), số thuê bao Internet băng rộng cả nước ước tính đạt 5,17 triệu thuê bao (tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm 2012), và số thuê bao di động đạt 130,9 triệu thuê bao (tăng 5,2% so với

cùng thời điểm năm 2012). Như vậy, với dân số khoảng 88 triệu dân hiện nay, ở Việt Nam trung bình cứ khoảng 4 người có 1 người sử dụng Internet và trung bình mỗi người sử dụng khoảng 2 thuê bao điện thoại di động. Đây là một tiềm năng lớn cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngồi ra, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành các Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó, đáng chú ý là việc ban hành Luật giao dịch điện tử 2005. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và chính thức đưa vào áp dụng vào ngày 1/3/2006. Luật Giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử. Luật gồm 8 chương, với 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố liên quan đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 42 - 68)